Tuần 30. Khám Phá Thế Giới

  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 1
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 2
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 3
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 4
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 5
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 6
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 7
  • Tuần 30. Khám Phá Thế Giới trang 8
Tuần 30.
TẬP ĐỌC
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì?
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiếm nhằm mục đích khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Đoàn thám hiểm đã gặp các khó khăn gì?
Đoàn tliám hiểm đã gặp các khó kliăn như: Thái Bình Dương quá rộng lớn đi mãi chẳng tới bờ, thức ăn cạn, nước ngọt hết, thủy thủ phải uống nước tiếu, ninh nhừ giày và da để ăn, mỗi ngày có một số người chết. Đoàn còn phải chiến đấu với dân trên nhiều hòn đảo. Chính Ma-gien-lăng đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu với dân đảo Ma-tan. Chuyến đi đã phải kéo 'dài tới 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn và gần hai trăm người chết. Khi về tới Tây Ban Nha chỉ còn lại một chiếc thuyền với 18 thủy thủ.
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Hạm đội của ông đã đi theo hành trình c: Châu Âu - Đại Tây Dương - Châu Mĩ - Thái Bình Dương - Châu Á - Ấn Độ Dương - Châu Âu.
Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?
Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, đã phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
Câu chuyện đã cho ta thấy các nhà thám hiểm là những người ham muốn khám phá thế giới xung quanh nên bất chấp hiểm nguy, họ đã dũng cảm dấn thân vào các cuộc dò tìm đầy khó khăn nguy hiểm.
Nội dung: Ca ngợi đoàn thám hiểm, đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đem lại lợi ích cho mọi người.
Nhớ - Viết: Đường di Sa Pa
Tìm các tiếng có nghĩa ứng với mồi ô trống sau:
a
ong
ông
ưa
r
M: ra
rong (rêu)
(nhà) rông
d
M: da
dong (dỏng)
dông (bão)
dưa (hấu)
gi
M: gia
Giong (buồm)
(cơn) giông
V
M: va
vong (quốc)
(cây) vông
Chú thích: vong quốc\à mất nước (đất nước bị xâm chiếm)
Tìm những tiếng ứng với mỗi ô trống sau:
Tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi:
Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó rộng trên 80.000 ki-lô-mét vuông.
Trung Quốc là nước có biên giới chung với nhiều nước nhất - 13 nước. Biên giới của nước này dài 23840 ki-lô-mét.
Tiếng bắt đầu bằng V, d hay gi:
ơ thư viện quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu giữ một cuốn sách nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng vàng.
Gần ba phần tư trái đất được biến bao phủ. Thái Bình Dương là dại dương lớn nhất bao phủ gần nửa thế giới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vôn từ: Du lịch - Thảm hiểm
Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch:
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va-li, cần câu, quần áo, áo tắm, dây leo núi, máy ảnh, mũ, giày, máy quay phim, thức ăn, đồ uống,...
Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến giao thông: tàu thủy, tàu hỏa, ôtô, xe máy, máy bay, thuyền chèo tay, bến tàu, bến xe, ga xe lửa, ga hàng không, sân bay,...
Tố’ chức, nhân viên phục vụ: khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, quán trọ, hướng dẫn viên, người bán hàng, người đầu bếp, người lái xe, lái tàu,...
Địa điểm tham quan: phố cổ, bãi biển, vịnh đẹp, núi cao, hang động, chùa đền cổ, di tích lịch sử, quê hương của danh nhân, những công trình kiến trúc đặc sắc, danh lam thắng cảnh,...
Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động thám hiểm.
Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, dây leo, thang dây, móc leo núi, quần áo lặn, bình hơi để lặn, đèn chiếu sáng, máy ảnh, máy quay phim,...
Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: bão lũ, thú dữ, khí độc, hang sâu, dốc cao, biển sâu,...
Những đức tính cần thiết của người thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh,...
Viết một đoạn vãn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm trong đó có một số từ ngữ vừa tìm được.
Bài viết
Trong dịp nghỉ hè vừa qua, em đã được tham gia một chuyến du lịch thật lí thú do gia đình tố’ chức: ra thăm bãị biển Vũng Tàu. Trước khi đi, cả nhà đã xếp quần áo và đồ đạc vào va li một cách gọn gàng. Chiếc xe du lịch bảy chỗ ngồi do ba em thuê đã đậu sẵn trước cửa nhà vào lúc năm giờ sáng. Cả nhà lên xe và xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi trong xe, em thích ngắm cảnh làng mạc, đồng ruộng và phố xá hai bên đường. Đến mười giờ sáng thì xe đã tới Vũng Tàu. Cả nhà cùng ra bãi tắm rồi thay quần áo và xuống tắm. Bãi tắm rất đông người. Nhiều chiếc dù xanh đỏ cắm dài trên bãi cát. Mặt cát phẳng và mịn. Sóng biển bồng bềnh chạy từ xa tới rồi đổ ập vào bờ, tung bọt trắng xóa. Em sung sướng ngâm mình trong làn nước biển trong xanh và mặn. Thỉnh thoảng em cũng nhảy lên theo sóng. Tắm biển xong, cả nhà kéo vào nhà hàng ăn trưa rồi lại ra bãi biển ngồi nghỉ ngơi dưới bóng mát các cây dù. Gió biển thổi vào mát rượi. Nhìn ra ngoài biến xa nơi mênh mông bất tận chỉ có nắng sáng lóa trên đầu sóng. Có những con chim hải âu bay chập chờn, hẳn là chúng đang tìm cơ hội lao xuống bắt mồi. Một vài con tàu chạy ở ngoài xa như đang đi về phía những đám mây trắng lửng lơ cuối chân trời.
Đến ba giờ chiều, xe lại chuyển bánh đưa gia đình em trở về nhà. Tới nhà, em thấy hơi mệt nhưng niềm vui của chuyến đi vẫn xốn xang trong lòng như những lớp sóng biển dập dờn không dứt.
KỂ CHUYỀN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
Bài tham khảo
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ. đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyên ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến An Độ Dương. Họ vượt An Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
TẬP ĐỌC	Dòng sông mặc áo
Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu "?
Tác giả nói dòng sông "điệu" ví nó cứ liên tục thay đổi màu sắc trong ngày, giống như con người đổi màu áo.
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày?
Màú sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong một ngày, buổi sáng sông mặc áo lụa đào, buổi trưa sông mặc áo xanh, chiều sông mặc áo màu vàng, tối áo của sông lấp lánh ánh trăng sao, khuya sông mặc áo đen, sáng ra sông mặc áo trắng màu hoa bưởi.
Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?
Cách nói "dòng sông mặc áo" là cách nói nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một cô gái luôn thay đổi những tấm áo màu. Cách nói này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây....
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Ví dụ: Em thích hình ảnh:
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may.
Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê.
TẬP LÀM VĂN Luyện tập quan sát con vật
Đọc bài: Đàn ngan mới nở (Chú thích-. Ngan là con vịt xiêm;
Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát các bộ phận nào của chúng?
Đế’ miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát nhiều bộ phận của chúng: lông, mắt, mỏ, đầu, chân.
Hay nhất là câu văn tả mắt: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.
Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc chó).
Con chó nhà em là loại chó lai, nó có bộ lông màu vàng nhạt và rất mượt mà. Hai cái tai của nó to và cúp xuống. Hai mắt nó có con ngươi màu đen. Cái mõm nó dài, màu đen có nhiều sợi râu cứng mọc tủa ra hai bên. Bộ răng của nó sắc, nhọn và rất trắng. Cái đuôi của nó có một đám lông đen ở đầu chót, khi mừng rỡ thì vẫy vẫy rối rít, khi sợ hãi thì quắp chặt vào mông như muôn thu nhỏ cả thân hình lại.
Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc chó) nói trên:
Những lúc trưa nắng, con chó nằm dài trên thềm, lưỡi thè dài ra, vừa thở mạnh vừa ngủ có vẻ nóng nực mệt mỏi lắm. Ngủ chán rồi nó chông hai chân trước ngồi nhổm dậy và há to miệng ngáp một cái dài như thế’ ngủ chưa đẫy giấc. Rồi nó bước ra bờ ao, cúi xuống thè lưỡi ra uống nước. Bấy giờ có lẽ nó đã tinh táo hơn. Có tiếng chân lạ bước ra cổng, nó chạy xồ’ ra và sủa ông ống. A ra đó là bác hàng xóm. Nhận ra đó là người quen, nó thay đổi thái độ, không sủa nữa mà lại vẫy đuôi và rít lên những tiêng mừng rỡ. Con chó nhà tôi ngày thì hay ngủ vạ vật như vậy nhưng đêm lại tỉnh táo và năng nồ vô cùng. Nó chạy chỗ này, sục chỗ kia, khi thì vồ được một con chuột công to, khi thì sủa theo tiếng chó của xóm làng. Khi tôi đi học, nó theo ra tận ngoài ngõ rồi lại quay về. Khi tôi đi học về, nó nhanh nhẹn chạy ra quân quít lấy chân tôi, có lúc còn làm cho tôi vướng víu suýt ngã.
LUYỆN lù/ VÀ CÂU	Câu cảm
NHẬN XÉT
Những cáu sau dùng để làm gì?
- Các câu đó dùng đế bộc lộ cảm xúc.
Cuối cóc câu có dấu gì?
Cuối câu có dâu chấm than.
Rút ra kết luận về câu cảm:
Câu cảm dùng đế’ biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét... của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó.
Trong câu cảm, thường có các từ ngữ nào?
Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,...
II. LUYỆN TẬP
Chuyển các câu kể đã cho thành câu cảm:
Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
Ôi, trời rét quá!
Bạn Ngân chăm chỉ quá!
Ô, bạn Giang học giỏi thật!
Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
Cô giáo ra bài toán khó. Cả lớp chi có một bạn làm được. Iỉãy dặt câu tỏ ý thán phục.
Chà! Giâi dược bài toán này, bạn Lan quả là giỏi thật!
Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ tới chúc mừng. Hãy đặt câu tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
Oi! Cả bạn Minh cùng tới mừng sinh nhật của tôi, thật quý hóa vô cùng!
Những câu cảm sau đây bộc lộc cảm xúc gì?
Câu a bộc lộ cảm xúc vui mừng.
Câu b bộc lộ cảm xúc thán phục.
Câu c bộc lộ cam xúc ghè sợ.
TẬP LÀM VĂN Điền vẳo giấy lờ in sẵn
1. Điền vào phiếu khai báo tạm trú
Địa chỉ	Họ tên chủ hộ
5 Nguyền Huệ, Pl.	Nguyền Vãn Ân
TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
Điếm khai báo tạm trú, tạm vắng: số 2, phường 1,
TP. Mỹ Tho, Tính Tiền Giang
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ TẠM VANG
IIọ và tên: Nguyễn Thị Ba
Sinh ngày: 11-5-...
Nghề nghiệp và nơi làm việc: cán bộ hưu trí
CMNĐ số HN38473345
Tạm trú tạm vắng từ ngày 4-5-... đến ngày 10-5-...
Ở đâu đến: ở llà Nội đến
Lí do: Thăm người nhà
Quan hộ với chủ hộ: em gái
Trẻ em dưới 15 tuổi di theo: Iloàng Văn Tú, 14 tuổi.
Ngày 4-5-...
Cán bộ đãng kí	Chủ hộ
(Hoặc người trình báo)
Nguyễn Văn Ân
Điền xong, mẹ hỏi em: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?" Em trả lời mẹ thế nào?
Em trả lời mẹ: Phải khai báo tạm trú tạm vắng để cơ quan công an nắm được tình hình dân cư ở địa phương, nhờ đó mà giữ gìn an ninh trật tự tốt cho khu vực.