Tuần 25. Những Người Quả Cảm

  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 1
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 2
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 3
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 4
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 5
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 6
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 7
  • Tuần 25. Những Người Quả Cảm trang 8
NHỮNG NGƯỜI QƯẲ CẢM Tuần 25.
TẬP ĐỌC	Khuất phục tên cướp biển
Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?
Tính hung hãn của tên cướp biển, chúa tàu được thể hiện qua các chi tiết sau đây:
Hắn có thói quen uống thật nhiều rượu rồi ngồi hát những bài ca man rợ như điên. Hát xong, hắn đập bàn quát mọi người trong quán phải im. Khi thấy bác sĩ vẫn nói, hắn trừng mắt nhìn bác sĩ quát:
Có câm mồm không?
Khi nghe bác sĩ nói: "Phải tống anh đi nơi khác" hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm.
Lời nói vò cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là một người điềm tĩnh, dũng cảm dám đối mặt với hịểm nguy để bảo vệ lẽ phải.
Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
Cặp câu sau đây khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển:
Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ bị nhốt trong chuồng.
Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì bác sĩ Ly bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
Nội dung: Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung hãn, bạo ngược.
CHÍNH TẢ	Khuất phục tên cướp biển
Nghe - viết: Khuất phục tên cướp biển
a) Tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp vào mỗi chỗ trống:
Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không gian tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ủ lên men. Chẳng biết mưa từ
bao giờ mà thân cây thông đại trắng mốc, nứt nẻ, dãi dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng gió, nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ rệt. Hay là gió đã nổi lên ở khu rừng bên kia?
b) Điền vào chỗ trông ên hay ênh?
Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sóng biển, lềnli đênh mạn thuyền Sớm chiều, nước xuống, triều lèn
Cực thân từ thuở mới lên chín, mười.
Cái gì cao lớn lênh khênh,
Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra?
(là cái thang)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ ngữ trong câu kể A/ /à g/7
NHẬN XÉT
Đọc các câu đã cho.
Trong các câu trên, câu nào có dạng Ai là gì?
Trong các câu trên, các câu sau đây có dạng Ai là gì?
Ruộng rẫy là chiến trường.
Cuốc cày là vũ khí.
Nhà nông là chiến sĩ.
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
Xóc định chủ ngữ của các câu đó.
Chủ ngữ của các câu trên là: Ruộng rẫy; Cuốc cày; Nhà nông; Kim Đồng và các bạn anh.
Chủ ngữ đó do các từ ngữ thế nào tạo thành?
Chủ ngữ đó do các danh từ, cụm danh từ (có cả danh từ riêng chỉ tên người) tạo thành.
II. LUYỆN TẬP
Đọc các câu đã cho.
Tìm câu kể Ai là gì?
Cả 4 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể Ai là gì?
Xác định chủ ngữ trong các câu đó.
Chủ ngữ của các câu đó là: Văn hóa nghệ thuật; Anh chị em; Vừa buồn mà lại vừa vui; Hoa phượng.
Chọn từ ngữ thích hỢp ở cột A để ghép với cột B thành câu "Ai là gì?"
Cần ghép như sau: - Bạn Lan là người Hà Nội.
Người là vốn quý nhát.
Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
Trẻ em là tương lai của đất nước.
Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ:
Bạn Bích Vân là học sinh lớp 4A.
Hà Nội là thủ đô của nước ta.
Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
KỂ CHUYỆN	Những chú bé không chết
cần phải dựa vào lời kể của thầy, cô giáo đế kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Bài tham khảo
Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận.
Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chông cự, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:
Bắn ỏ' đâu thế?
Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:
Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt được mệt tên du kích.
Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ
huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bôn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:
Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời:
Tao là du kích!
Tên sĩ quan quát lớn:
Đội du kích của chúng mày đang ỏ' đâu?
Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:
Tao không biết
Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.
Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.
Tên sĩ quan-kinh ngạc hỏi to:
Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời:
Tao là du kích!
Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:
Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!
Rồi hắn gào lên:
Treo cố nó lên! Treo cổ!
Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.
Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sông đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.
Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!
Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:
Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!
Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.
TẬP ĐỌC
Bài thơ vể tiểu đội xe không kính
Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Các hình ảnh sau đây nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe:
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ sau:
Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiếu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gỢi cho em cảm nghĩ gì?
Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận gợi cho em cảm nghĩ:
Các chiến sĩ lái xe của ta vô cùng dũng cảm. Họ bất chấp bom đạn của kẻ thù. Không đòi hỏi phải có những chiếc xe hoàn hảo, họ vẫn hăng hái lái xe ra trận. Đó chính là vì họ có lòng yêu nước, căm thù giặc, có ý chí chiến đấu đề giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Họ xứng đáng là những người lính Cụ Hồ: trung với nước, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Nêu nội dung của bài thơ:
Bài thơ ca ngợi các chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng lái xe chở vũ khí, lương thực ra tiền tuyến phục vụ kháng chiến.
Đọc các tin đã cho.
Tóm tắt mồi tin trên bằng một hoặc hai câu:
Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám, phường An Sơn (Tam Kì, Quảng Nam) vừa trao tặng 10 suất học bổng chọ học sinh nghèo học giỏi, 12 phần quà cho học sinh đặc biệt khó khăn ở trong trường và 2 suất học bổng cho các bạn ở Trường Tiểu học Tam Thăng.
Trường Quốc tế Liên hiệp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội) có 236 em, đến từ nhiều nước khác nhau. Các em đoàn kết gắn bó với nhau và hàng tuần, hàng năm luôn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, sinh hoạt chủ đề, tự giới thiệu hay Hội chợ thật lí thú và bổ ích.
Dựa vào cách đưa tin trên, em hãy viết một tin về hoạt động của chi đội hay của trường em đang học. Sau đó tóm tắt tin ấy bằng một hai câu.
Năm học đã kết thúc. Trường em, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu của thị trấn Đức Hiệp đã được Ban thi đua của thị trân công nhận là trường tiên tiến xuât sắc vì đã có nhiều thành tích đáng kế trong năm học vừa qua.
Trường đã phát động phong trào thi đua "Thầy dạy tốt, trò học tốt" giúp cho kết quả học tập được nâng cao. số học sinh giỏi toàn năm có 200 bạn đạt 50%. Sô" học sinh khá là 150 bạn. Sô" học sinh trung bình là 40 bạn. Chỉ có 10 bạn là học sinh yếu.
Trường đã tham gia vào các đợt lao động trồng cây và liên hoan văn nghệ do Uy ban Nhân dân Thị trấn tô chức và lần nào cũng được tuyên dương, khen thưởng.
Trường em còn là một trường điển hình về mặt giữ gìn vệ sinh tốt và luôn có quang cảnh xanh, sạch, đẹp.
Tóm tắt tin trên:
Kết thúc nãm học này, trường em đã được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc vì có kết quả học tập rất đáng biểu dương, có thành tích lao động và văn nghệ tốt và luôn có quang cảnh xanh, sạch đẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Tìm các từ có cùng nghĩa với dũng cảm trong số các từ đã cho.
Các từ đồng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ; anh hùng; anh dũng; can đảm; can trường; gan góc; gan lì, bạo gan, quả cảm.
Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau các từ đã cho tạo nên các cụm từ có nghĩa.
Cần ghép như sau:
Tinh thần dũng cảm
Hành động dũng cảm
Dũng cảm xông lên
Người chiến sĩ dũng cảm
Nữ du kích dũng cảm
Em bé liên lạc dũng cảm
Dũng cảm nhận khuyết điểm
Dũng cảm cứu bạn
Dũng cảm chống lại cường quyền
Dũng cảm trước kẻ thù
Dũng cảm nói lên sự thật.
Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B.
Cần tìm như sau:
Gan dạ: không sợ hiểm nguy
Gan góc: (chống chọi) kiên cường, không lùi bước
Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
Tìm từ ngữ trong ngoặc dơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
Dưới đây là hai đoạn văn dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách ấy có gì khác nhau?
Hai cách mở bài này có khác nhau:
Cách a là cách mở bài trực tiếp ngay vào vấn đề, nói ngay tới sự vật cần miêu tả.
Cách b là cách mở bài gián tiếp. Từ chỗ nêu một nhận xét chung về các loài hoa mà dẫn tới việc giới thiệu cây hồng nhung.
Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa.
Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.
Đầu xóm có một cây dừa.
Đoạn văn tham khảo: Con đường nhỏ đi vào xóm em được lót xi măng sạch sẽ và luôn rợp mát bóng cây. Trong số những cây xanh luôn tỏa bóng xuống mặt đường có một cây dừa cao được trồng đã lâu năm.
Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
Cây đó là cây gì?
Đó là cây bông giấy có hoa màu hồng thắm.
Cây được trồng ở đâu?
Cây được trồng ở sát cột cổng.
Cây do ai trồng, vào dịp nào?
Cây do ba em trồng vào dịp tết năm xưa.
An tượng chung của em khi nhìn cây đó?
An tượng chung của em về cây đó: em rất thích cây bông giấy vì nó lớn rất nhanh và luôn rực rỡ hoa. Khi mà các loài hoa xuân đã tàn hết thì những chùm bông giấy vẫn đua nhau nở đều thật là đẹp mắt.
Dựa vào các câu trả lời ở trên, hãy viết một đòạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.
Đoạn văn tham khảo: Xuân về, trăm hoa đua nở. Mỗi loài hoa có mỗi sắc màu. Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng em thích nhất là cây bông giấy.