Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu

  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 1
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 2
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 3
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 4
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 5
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 6
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 7
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 8
  • Tuần 23. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 9
Tuần 23.
TẬP ĐỌC	Hoa học trò
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong các trường học thường trồng phượng để lấy bóng mát. Vì thế các sân trường về mùa hè thường nở đầy những chùm phượng đỏ và hoa phượng đã gắn bó với tuổi học sinh, với những giờ chơi trong sân và với những mùa thi.
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì độc biệt?
Hoa phượng có những vẻ đẹp riêng: Khi nở hoa, phượng nở từng chùm, từng lùm hoa lớn, có khi trùm kín cả cây như một chiếc dù hoa. Hoa phượng giống như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Khi mới nở, hoa phượng có màu đỏ non và càng vào giữa mùa hè, hoa phượng càng đỏ rực dưới ánh mặt trời chói lọi.
Nội dung: vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.
CHÍNH TẢ	Chợ Tết
Nhớ - viết: Chợ Tết
Tìm tiếng thích hợp với mồi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây:
Một ngày và một năm
Men-xen là một họa sĩ trứ danh của nước Đức, được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.
Có một họa sĩ trẻ nói với ông:
Ngài thật là một người sung sướng. Còn tôi, không hiểu sao tranh rất khó bán. Nhiều bức tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.
Men-xen bảo:
Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một bức tranh, rồi bán nó trong một ngày.
NHẬN XÉT
Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong các đoạn văn sau:
Các câu có chứa dấu gạch ngang là:
Cháu con ai?
Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Trước khi bật quạt... tiếp xúc đều với nền.
Khi điện đã vào quạt... nóng chảy cuộn dây trong quạt.
Hàng năm, tra dầu mỡ... dây bên trong quạt.
Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.
Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Ớ câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
ở câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.
II. LUYỆN TẬP
Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:
Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).
Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).
Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.
Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
Đoạn vãn tliam lỉliảo:
Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.
Mẹ em nói:
Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?
Con học vẫn tốt mẹ ạ!
Có môn nào con bị sụt điểm không?
Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kể cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.
Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.
Thưa mẹ, vâng ạ.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc chiến tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
Đài tham khảo
Kể chuyện: Cây tre trăm đốt
Ngày xưa có một tên phú .ông rất giàu có nhưng bản tính rất tham lam, keo kiệt và man trá. Trong nhà hắn có anh trai cày trẻ khỏe, chăm chỉ và làm việc đồng áng rất giỏi. Để dụ anh trai cày gắng sức làm giàu cho hắn, hắn hứa sẽ gả con gái cho anh. Tuy nhiên, hắn lại nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác ở trong vùng. Anh trai cày chất phác thật tnà vẫn không hề hay biết chút gì.
Đến ngày tồ’ chức lễ cưới cho con gái, lão phú ông gọi anh trai cày đến và bảo:
Ta sẵn sàng gả con gái cho anh. Nhưng anh cũng phải có vật gì đó làm lễ cheo cưới chứ. Anh nghèo, tiền bạc chảng có, thõi thì
chịu khó lên rừng kiếm một cây tre trăm đốt đem về nộp cho ta, ta sẽ làm lễ cưới cho.
Anh trai cày thật dạ tin vào lời hắn, vội vã vác dao lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Tuy nhiên, đi mãi mà anh chẳng tìm thấy cây tre nào dài như thế. Lo buồn quá, anh ngồi xuống một tảng đá và ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên hỏi:
Vì sao con khóc?
Anh trai cày thuật lại câu chuyện của mình. Bụt bảo:
Bây giờ con cứ chặt đủ một trăm đốt tre đem về đây ta sẽ giúp con.
Anh trai cày chặt đủ một trăm đốt tre đem tới. Bụt bảo anh xếp các đốt nằm liên tiếp nhau rồi đọc "Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!". Thế là các đốt tre dính liền thành một cây tre dài. Anh trai cày vui mừng cảm tạ Bụt nhưng loay hoay mãi anh cũng không thể vác cây tre quá dài về vì luôn vướng phải cây rừng. Bụt lại bảo anh:
Bây giờ con hãy đọc "Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!" thì các đốt tre sẽ rời ra. Con hãy bó lại vác về nhà. Tới sân nhà con đặt tre xuống và đọc "Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!" thì các đốt tre lại liền lại. Con nhớ chứ!
Anh trai cày đáp:
Con nhớ rồi. Con xin cảm tạ Bụt đã giúp con.
Trong nháy mắt, Bụt đã biến đi như một làn khói. Anh trai cày vái theo rồi vác tre về.
Khi tới nhà thì đám cưới đang diễn ra. Mọi người đang ăn uống vui vẻ. Anh trai cày lẳng lặng đặt tre xuống và đọc "Khắp nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!". Thế là giữa sân đã có một cây tre kì lạ dài đủ một trăm đốt. Hai bên nhà gái nhà trai thấy lạ chạy ra xem. Anh lại đọc "Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!". Tên phú ông và bao nhiêu người khác cùng một lúc bị dính chặt vào cây tre thần kì không tài nào gỡ ra được. Bọn chúng sợ quá phải van xin anh tha cho và hứa sẽ gả con cho anh. Anh lại đọc "Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!" bọn họ mới rời khỏi cây tre.
Tên phú ông đành phải gả con gái cho anh. Cả họ nhà trai lủi thủi kéo nhau về.
TẠP ĐỌC
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ”?
"Những em bé lớn trên lưng mẹ"? là những em bé được mẹ địu trên lưng. Như vậy những người mẹ miền núi vẫn có thể vừa giữ con vừa làm các công việc khác.
Người mẹ lòm các công việc gì? Các việc ấy có ý nghĩa như thế nào?
Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi. Đó là công việc có ý nghĩa tốt đẹp: vừa là sản xuất ra lương thực để phục vụ cuộc sông vừa là nuôi quân đánh giặc, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.
Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:
Những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đôi với con:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân.
Theo em, cói đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Cái đẹp trong bài thơ này là những hình ảnh độc đáo, sáng tạo, mang tính nghệ thuật cao:
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Cái đẹp của bài thơ này còn là tình cảm sâu xa của người phụ nữ miền núi luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, luôn yêu thương con cái và yêu thương bộ đội, một lòng theo cách mạng, sẵn sàng góp gạo nuôi quân để đánh thắng quân thù. Tình cảm gia đình ỏ' đây đã gắn kết với tình yêu đát nước.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Đọc các bài đã cho và nhộn xét về cách miêu tâ của tác giả:
Nhận xét:
Bài Iỉoa sầu dâu
(5 đoạn văn này, Vũ Bằng đã tả hoa sầu đâu theo các trình tự sau:
Thời điểm sầu dâu nở hoa: cuôi tháng ba.
Ilình đáng và màu sắc hoa sầu đâu: hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy châm đen nở từng chùm, du dưa như dưa võng mỗi khi có gió.
Dặc biệt là hương thơm của hoa sầu dâu: dường như trong hương thơm này quy tụ mọi mùi hương của cây cỏ, đất dai của vùng dồng quê Bắc Bộ.
Cuối cùng là xúc cảm của tác giả khi nhớ về hương sầu dâu ở quê
nhà.
Bài Q.uả cà chua
ơ bài này tác giả miêu tả quả cà chua theo trình tự quả hình thành và phát triển:
Iloa biến di để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.
Kế đó tác giả tả hiện tượng cà chua ra quả xum xuê, chi chít trôn thân, trôn ngọn cây.
Cuối cùng là hình ảnh cùa những qua cà chua dang chín dần. Mồi quả đẹp như "một mặt trời nhỏ hiền dịu". Cà chua chín "thắp đèn lồng trong lùm cây nhó bé".
Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích.
Bài tham khảo
Cây phong lan treo ở trước nhà dã trổ hoa. Cành hoa vươn dài ra, màu xanh nhạt và hai bên là hai hàng hoa cùng nở song song. Cánh hoa có màu hồng tươi giữa có nhụy màu vàng. Nhìn cành hoa rung rinh trong gió, ta có cảm giác như dó là những con bướm màu hồng dã chán bay lang thang dây dó nên sà xuống bám vào cành hoa mà sưởi nắng. Từ cành hoa phong lan, một mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra như hương thơm riêng biệt của núi rừng mà nó còn lưu giữ được. Hoa phong lan rất lâu tàn. lloa có thể tươi nở hàng tháng trời tựa như hương sắc cũng muốn đua với thời gian. Hoa phong lan đúng là một loài ho'a "sang trọng" và tươi dẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Chọn nghĩa thích hợp với mồi tục ngữ sau:
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Hình thức thường thống nhất với nội dung:
Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong các câu tục ngữ trên:
Ví dụ khi nhìn thấy một cô gái nhan sắc bình thường nhưng ăn nói lễ độ, tính nết dịu dàng, thùy mị, người ta có thế nói:
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Tìm cóc từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp:
tuyệt vời, kì quan, tuyệt sắc, tuyệt trần, mê hồn
Đặt câu với mồi từ ngữ em vừa tìm ở câu 3.
Đặt câu:
Cảnh núi và biến ở Hạ Long đẹp tuyệt vời. .
Thúy Kiều đẹp tuyệt trần.
Phong Nha là một hang động kì quan của nước ta.
Hoa hậu Việt Nam là những cô gái tuyệt sắc.
Phong cảnh động Phong Nha đẹp mê hồn.
TẬP LÀM VĂN
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây Cối
NHẬN XÉT
Đọc lại bài Cây gạo
Tìm các đoạn trong bài văn trên.
Bài Cây gạo có ba đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến "nom thật đẹp".
Đoạn 2: từ "Hết mùa hoa" đến "thăm quê mẹ".
Đoạn 3: từ "Ngày tháng đi" đến hết.
Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.
Nội dung chính của mỗi đoạn:
Đoạn 1: Tác giả miêu tả hiện tượng cây gạo trố hoa.
Đoạn 2: Tác giả tả cây gạo sau mùa hoa.
Đoạn 3: Tác giả tả cây gạo vào mùa kết trái và khi trái chín những mảnh vỏ tách ra cho các múi nở đều, trắng lóa.
II. LUYỆN TẬP
Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài Cây trám đen
Bài văn này, nếu chia theo cách ngắt đoạn và xuống hàng thì có 4 đoạn. Nếu chia theo nội dung thì có 3 đoạn.
ơ đây ta chia đoạn theo nội dung:
Đoạn 1: Từ đầu đến "dài chừng một gang”.
Đoạn 2: Từ "Trám đen có hai loại" cho đến "với xôi hay cốm".
Đoạn 3: Phần còn lại
Nội dung clúnìi của mỗi đoạn
Đoạn 1: Giới thiệu cây trám đen về vị trí, hình dáng cây và đặc điếm lá.
Đoạn 2: Tập trung nói về quả trám đen và các cách sử dụng quả.
Đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi nhó' về các cây trám đen ỏ' quê hương.
Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.
Bài tham khảo
Ớ ngay đầu làng em có hai cây bàng cố thụ. Cho đên bây giờ cũng không mấy người trong làng biết rõ hai cây này đã được trồng từ bao giờ, nhưng ngắm kĩ chúng, người ta hiếu rằng chúng đã nhiều tuổi lắm. Cả hai cây đều có gốc to nối lên những u lớn xù xì. Thân bàng vươn cao. Cây nào cũng có ba tán lá. Tán ở dưới cùng là tán lá to nhất, về mùa thu, bàng bắt đầu rụng lá và đên cuối đông thì chi còn trơ trụi những cành. Lúc này nhìn cây bàng thấy giống hệt những chiếc sừng hươu lớn. Nhưng vào đầu xuân, những mầm non đã nhú ra và chi vài chục ngày sau lắ đã phâp phới trên cành. Càng vào mùa hạ, cái nắng càng gay gắt thì lố bàng càng xanh tốt. Nhừng tán bàng lớn lợp kín lá xanh xòe rộng ra tỏa bóng mát xuống cả một khu đất rộng, ơ dưới bóng mát của tán bàng, trẻ con thường tới chơi đùa, đánh đáo, nhảy dây. Những người lớn đi làm đồng về hoặc đi chợ về thường ghé chân vào ngồi
nghỉ dưới gốc bàng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán.
Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.