Tuần 27. Những Người Quả Cảm

  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 1
  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 2
  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 3
  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 4
  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 5
  • Tuần 27. Những Người Quả Cảm trang 6
Tuần 27.
TẬP ĐỌC Dù sao trái đất vẫn quay!
Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
Ý kiến của Cô-péc-ních cho rằng trái đất là một hành tinh quay quanh mặt trời là khác hẳn với ý kiến chung lúc bấy giờ cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì quay quanh trái đất.
Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông?
Năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại viết cuốn sách cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních vì ông cũng đồng tình với Cô-péc-ních. • Ông bị tòa án lúc ấy xử phạt ông vì vẫn coi ý kiến của ông là tà thuyết trái với lời phán bảo của Chúa Trời. Tuy nhiên ông vẫn
khẳng định: "Dù sao trái đất vẫn quay!".
Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chồ nào?
Lòng dũng cảm của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ dám đi ngược lại dư luận chung của xã hội, dám nói trái với lời phán bảo của Chúa Trời để khẳng định rằng trái đất quay quanh mặt trời. Ga-li-lê thà ngồi tù chứ không từ bỏ chân lí.
Nội dung: Ca ngợi những nhà' khoa học chân chính, đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.
CHÍNH TẢ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhớ - viết: Bài thơ về tiêu đội xe không kính
a) Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x: sai; sải tay
(không có xải tay); sạn (không có xạn).
Tìm 3 trường hợp chỉ viết với X, không viết với s: xoe, xòe
(không có sòe); xé (không có sé).
Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã: anh, minh, an.
Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi: đua, lan, ninh.
Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn.
Sa mạc đỏ
ơ lục địa O-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ, xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
Thế giới dưới nước
Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Câu khiến
Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?
Cầu: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!"
được dùng để thế hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.
Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
Cuối câu này có dấu chấm than.
Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở.
Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập toán của bạn đề’ mình chép lại mấy đề bài tập nh’é!
LUYỆN TẬP
Tìm câu khiến trong những đoạn trích đã cho:
Các câu khiến:
Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé!
Đừng có nhảy lên bôong tàu!
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Con đi chặt đủ một trăm dot tre, mang về đây cho ta.
Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt:
Em hãy viết kết bài mở rộng cho bài tả cây tre ở quê em.
Vào ngay! (trích từ Ga-vrốt ngoài chiến lũy).
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!
Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn.
Bạn giúp mình xin phép cô giáo cho mình nghỉ học hôm nay vì mình bị cảm nhé!
KỂ CHUYỀN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
Bài tham khảo
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.
Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chỉ có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:
- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.
TẬP ĐỌC
Con sẻ
Trẽn đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì?
Trên đường, con chó thấy con chim sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó muôn ngoạm con sẻ non.
Việc gì đột ngột xảy ra khiến chó dừng lại?
Việc đột ngột xảy ra khiến chó dừng lại là một con sẻ già bỗng lao xuống như hòn đá rơi trước mõm chó.
Kình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
Hình ảnh con sẻ mẹ lao xuống cứu con được miêu tả như sau: lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Nó lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục con sẻ nhỏ?
Tác giả tỏ lòng kính phục đối với con chim sẻ mẹ bé nhỏ vì nó quá dũng cảm. Nó dám lấy thân hình bé xíu ra che chở cho con. Nó dám đối đầu với một kẻ địch khổng lồ. Với tình yêu con sâu sắc nó không ngần ngại hi sinh.
Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ, dám xả thân để cứu sẻ con, bảo vệ sự bình yên cho con.
TẬP LÀM VĂN	Miêu tả cây cối
(Kiểm tra viết)
Đề: Em hãy tả một vườn rau.
Bài tham khảo
Mỗi buổi sớm, vườn cải của nhà em đẹp lắm.
Ông Mặt Trời đỏ hồng vừa nhô lên khỏi đằng đông, những làn sương mỏng còn bảng lảng trên cành cây, kẽ lá. Vườn rau xanh mơn mởn, chúng đang chuyển mình theo tiếng gọi của ánh ngày. Từng chiếc lá xòe ra, vươn cao. Dường như chúng có sức sống mạnh mẽ bởi một đêm dài ngủ say và được uống sương đêm. Năm luông cải chạy đều một hàng, luống nào cũng xanh tươi. Có bụi xòe rộng, vươn cao. Cây cao nhất bằng một gang tay người lớn. Mỗi cây chừng năm đến bảy lá. Cuông lá dài, hơi cong cong như muôn ôm
lấy thân cây để giúp cây đứng vững. Khi làn gió thoảng qua, vườn cải rập rờn, rập rờn trong từng khóm lá xanh non. Những chiếc lá lay động như những chiếc quạt nan bé tí.
Nắng lên, vườn cải như đẹp hơn, màu xanh tươi tắn hơn. Những giọt sương mai còn sót lại đậu trên đầu ngọn lá, nhấp nháy vui mắt. Những chú bướm vàng từ đâu bay đến dạo chơi trong vườn cải, có lẽ, chúng cũng ngợp mắt trước một màu. xanh mượt mà của lá. Chúng đã tô điểm cho vườn cải nhà em thêm đẹp.
Nhìn vườn cải, em hình dung sự nhọc nhằn của bố và mẹ em. Có cần mẫn lao động thì mới có vườn cải xanh tươi đến thế.
LUYỆNTỪVÀCÂU	Cách đặt câu khiến
NHẬN XÉT
Chuyển câu kể thành câu khiến:
Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
LUYỆN TẬP
Chuyển các câu kể sau thành câu khiến :
Nam hãy đi học đi!
Thanh phải đi lao động cho đúng giờ!
Ngân cần chăm chỉ học tập!
Giang phải phấn đấu học cho giỏi!
Đột câu khiến phù hợp với các tình huống sau :
Đặt câu khiến để mượn bút của bạn:
Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!
Nói với bô" của bạn để xin gặp bạn:
Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.
Nhờ một người chỉ đường:
Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!
Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:
Câu khiến có liãy trước động từ.
Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng.
Câu khiến có đi hoặc nào ỗ sau động từ:
Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hẵng vỗ tay mạnh lên nào.
Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
Xin các bạn hãy giữ trật tự đế’ bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động.
Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.
Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập.
Có thế dùng câu b khi yêu cầu tập thể vỗ tay cổ vũ cho bạn Nam vào thi đấu vật.
Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung đế cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.