Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất

  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 1
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 2
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 3
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 4
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 5
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 6
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 7
  • Tuần 21. Người Ta Là Hoa Đất trang 8
Tuần 21.
TẬP ĐỌC
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Em hiểu ' nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì?
Đất nước đang bị giặc xâm lăng nên rất cần người tài giỏi để giúp nước, đánh đuổi ngoại xâm. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tồ quốc là lòng yêu nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lởn trong kháng chiến?
Trong cuộc kháng chiến chông Pháp của dân tộc ta, ông Trần Đại Nghĩa với cương vị là Cục trưởng Cục Quân giới, đã cùng anh em nghiên cứu chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc,... Nhờ đó, bộ đội ta có thể tấn công quân giặc và thu nhiều thắng lợi.
Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc
Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, với cương vị Chủ nhiệm úy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước ông đã có nhiều đóng góp xây dựng nền khoa học kĩ thuật non trẻ của nước nhà.
Nhò nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Đế ghi nhớ côpg lao và thành tích lớn của ông, năm 1948, Chính phủ đã phong ông hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động, ông được tặng nhiều huân chương cao quý và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa cổ được những cống hiến lớn như vậy?
Theo em, ông Trần Đại Nghĩa có được những công hiến lớn lao như vậy là vì:
Khi còn trẻ tuồi ông đã có ý chí học tập tốt, quyết vươn lên đạt tới những đỉnh cao về kiến thức.
Ông là người giàu lòng yêu nước nên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống đầy đú ở nước ngoài đế’ trở về phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.
- Ông còn là người có tinh thần kiên trì, bền bỉ, ham nghiên cứu, biết phát huy trí sáng tạo trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn nên đã thành công lớn trong việc chế tạo vũ khí phục vụ sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.
Nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
CHÍNH TẢ Chuyện cổ tích về loài người
Nghe - Viết: Chuyện cổ tích về loài người
a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường
Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?
Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ: Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Chọn các tiếng thích hợp để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cày mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ỗ đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẩm xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa- đo có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Tlieo Nguyễn Vũ Tiềm
LUYỆNTỪVÀCÂU Câu kể Ai thế nào?
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn đã cho.
Tìm các từ ngữ chỉ độc điểm, tính chất hoộc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên.
Đó chính là các từ (có in nghiêng): - Cây cối xanli um.
Nhà cửa thưa thớt.
Chúng thật hiển lành.
Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
Các câu hỏi cần đặt: - Cây cốì thế nào?
Nhà cửa thế nào?
Chúng thế nào?
Anh thế nào?
Tìm những từ ngữ chỉ cóc sự vật được miêu tả trong mỗi câu:
Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:
Câu hỏi cần đặt: - Cái gì xanh um?
Cái gì thưa thớt?
Các con gì thật hiền lành?
Ai trẻ và thật khỏe mạnh?
II. LUYỆN TẬP
Đọc và trả lời các câu hỏi:
Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.
Đó là các câu:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
Căn nhà trống vắng.
Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
Anh Đức lầm lì, ít nói.
Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Xác định chủ ngữ trong các câu vừa tìm:
Các câu trên có chủ ngữ là: Rồi những người con; Căn nhà;
Anh Khoa; Anh Đức; Anh Tịnh
Xác định vị ngữ của các câu trên.
Các câu trên có vị ngữ là:
lần lượt lên đường.	trống vắng. hồn nhiên, xởi lởi.
lầm lì, ít nói.	thì đĩnh đạc, chu đáo.
Kê’ về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"
Bài kể: Tố em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng, tính tình hoạt bát, năng nổ. Trí.là tổ phó, bạn chậm rãi và chín chắn. Bá và Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Năm cô gái thì cô nào cũng nói nhiều, lúc nào cũng chuyện trò ríu rít như bầy chim sẻ. Tuy mỗi người mỗi tính cách, nhưng tất cả chúng em đều chăm chỉ học hành nên luôn được cô khen.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
Lời kể: Có một lần, xem chương trình của đài Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ây thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.
TẬP ĐỌC	Bè xuôi sông La
Sông La đẹp như thế nào?
- Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Sóng nước long lanh dưới nắng như từng lớp vảy cá. Người đi bè trên sông La nghe vang vọng tiếng chim hót trên bờ đê.
Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
Chiếc bè gỗ được ví: Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả
Cách ví von này hay ở chỗ nó thể hiện cảnh bè gỗ trên sông hiện lên cụ thể, sống động. Nó gợi ra một không khí thanh bình, yên ả của một vùng quê tươi đẹp.
Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
Đi trên bè, tác giả nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng vì bè này là bè gỗ khai thác được từ trên rừng, được chuyên chở về miền xuôi để phục vụ việc xây dựng nhà cửa và để làm ra các vật dụng cần thiết cho cuộc sống.
Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?
Hình ảnh: Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng
Nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trong chiến tranh, bom đạn của địch đố’ xuống phá hoại nhà cửa, xóm làng của chúng ta. Chúng ta vẫn không sợ chúng, vẫn anh dũng đánh trả những đòn chí tử và khi ta đã hoàn toàn chiến thắng, ta lại xây dựng lại cửa nhà khang trang to đẹp hơn.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
TẬPLÀMVĂN Trả bài văn miêu tả đồ vật
LUYỆNTỪVÀCÂU Vị ngữ trong câu kể Ai thê'nào?
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn đã cho.
Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn trên.
Đó là các câu:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Ông Ba trầm ngâm.
Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
Ông hệt như Thần Thố’ Địa của vùng này.
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trẽn.
Các câu trên có chủ ngữ và vị ngữ như sau:
Chủ ngữ
VỊ ngữ
Cảnh vật
thật im lìm.
Sông
thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Ông Ba
trầm ngâm.
Ông Sáu
rất sôi nổi.
Ông
hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
VỊ ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì?
Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ.
II. LUYỆN TẬP
Đọc vò trả lời câu hỏi
Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn Đó là các câu:
Cánh đại bàng rất khỏe.
Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.
Đại bàng rất ít bay.
Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Xác định vị ngữ của các câu trên.
Vị ngữ của các câu trên là:
rất khỏe	- dài và rất cứng
giống như cái móc hàng của cần cẩu - rất ít bay
giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.
Đột 3 câu kể "Ai thế nào?Mỗi câu tả một cây hoa mâ em yêu thích.
Hoa hồng luôn rực rỡ.
Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.
Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.
TẬPLÀMVĂN Câu tạo bài văn miêu tả cây cối
NHẬN XÉT
Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.
Bãi ngô
Bài văn có ba đoạn
Đoạn 1: (Từ đầu đến "mạnh mẽ, nõn nà").
Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.
Đoạn 2: (Từ "Trên ngọn" đến "óng ánh").
Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.
Đoạn 3: (Phần còn lại)
Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.
Đọc lại bài Cây mai tứ quý
Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô.
Bài Cây mai tứ quý cũng gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.
Bài Bãi ngô cũng có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển của cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.
Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối:
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).
Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).
Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.
II. LUYỆN TẬP
Bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự sau đây:
Phần một: Cây gạo vào mùa trổ hoa.
Phần hai: Cây gạọ sau mùa hoa.
Phần ba: Quả gạo lớn lên và tách vỏ nở bông.
Dàn ý chi tiết
1) Mở bài:
Cây cam dường ỏ trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
Dây là loài cây em thích nhất.
‘2) Thân bài:
Tả bao quát:
Gốc cây to bằng bắp chân người lớn.
Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
-- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
Tán lá đày, xanh thẩm.
Lá cam không to lắm, có mùi thom như lá chanh, lá bưởi.
Lá già dày, màu xanh dậm.
Lá non mềm mại, màu xanh non.
Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
Quả cam thường kết từng chùm.
Quả non màu xanh.
Quả chín màu vàng và rất mọng.
Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giông như những vầng trăng khuyết.
Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé dang ngự trị trên cây.
Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”.
Chim dưa chiếc mỏ xinh xắn dế bắt những con sâu đang ẩn nấp
trong thân, cành.
3) Kểt bài:
■ Cây cam dã làm tăng ve dẹp cho sân nhà em.
Cam đem đến cho gia dinh em những mùa quả ngọt.
Em rất quí cây cam vì nó có ích và chứa dựng mồ hôi, công sức của bố em.
Em luôn chăm sóc cho cây cam dế nó mãi mãi xanh tươi.