Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu

  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 1
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 2
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 3
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 4
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 5
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 6
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 7
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 8
  • Tuần 24. Vẻ Đẹp Muôn Màu trang 9
Tuần 24.
"ĩĩịPĩiQQ	Vẽ về CUỘC sống an toàn
Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn, một chủ đề liên quan đến vấn đề luật lệ giao thông.
Thiếu nhi hưổng ứng cuộc thi như thế nào?
Thiếu nhi nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi nên chỉ trong vòng 4 tháng. Ban tổ chức đã nhận được 50.000 bức tranh từ cả nước gửi về.
Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
Nhận thức tốt của các em về chủ đề cuộc thi thể hiện ở tên của các tác phẩm như: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; Gia đình em được bảo vệ an toàn; Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường; Chở ba người là không được;...
Đặc biệt nhận thức này còn thể hiện ở nội dung phong phú của các bức tranh.
Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
Những nhận xét sau đây đã thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em: Tranh của các em có "màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ sáng tạo đến bất ngờ."
Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tóc dụng gì?
Những dòng in đậm ở đầu bản tin có giá trị thông báo về số lượng tác phẩm dự thi, số lượng các tranh được gửi và nêu lên một nhận xét khái quát về nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em.
Nội dung: Sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước về cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn.
CHÍNH TẢ	Họa SĨ TÔ Ngọc Vân
Nghe - viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân
a) Điền truyện hay cliuyện vào ô trống?
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
Đặt dấu hỏi hay dấu ngã?
Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ.
Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Em đoán xem đây là những chữ gì?
Đế’ nguyên - loại quả thơm ngon Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi
Thêm nặng mới thật lạ đời Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem
Giải đáp: Đó là các chữ nho, nhỏ, nhọ.
Bình thường dùng gọi chần tay Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi - làm bạn với kim Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi - Giải đáp: Đó là các chữ chi, chì, chỉ, cliị.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Câu kể Â/ là gì?
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn đõ cho.
Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?
Các câu dùng để giới thiệu:
Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
Câu dùng để nhận định:
Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?
Trong câu thứ nhất: Bộ phận chủ ngữ “Dây” trả lời câu hỏi “Ai?” (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thứ hai: Bộ phận chủ ngữ Bạn Diệu Chi trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thủ ba: Bộ phận chủ ngữ Bạn ấy trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là một họa sĩ nhỏ dấy trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Kiểu câu trẽn khác 2 kiểu câu đã học "Ai làm gì?, Ai thê' nào?" ở chỗ nào?
Kiểu câu kế’ “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các diem sau dây:
+ Về mặt ý nghĩa:
Khi câu kế “Ai làm gì?” cho La thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiốu câu kể “Ai thê' nào?” cho ta biết dược đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật dược nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu càu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào dó.
+ về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” dứng dầu bộ phận vị ngữ.
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:
Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”
Thì ra dó là... vào việc chê' tạo.
Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ; do ai chê ra? do Pa-xcan).
Đó chính là chiếc máy tính dầu tiên... máy tính diện tử hiện dại.
Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.
- ỉ rả là lịch của cây
Cây lại là lịch dất
Trăng là lịch của bầu trời
Mười ngón tay là lịch
Iậch lại là trang sách
Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.
Câu lỉể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).
Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoộc từng người trong ảnh chụp gia đình em.
Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được clìứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Hãy kể lại câu chuyện đó.
Bài tham khảo
Ngày mồng sáu tháng giêng năm nay, trường em kết hợp với Đoàn thanh niên ở xã em đã tổ chức một đợt trồng cây. Theo lời Bác dạy:
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Từ sáng sớm, đúng sáu giờ ba mươi, tất cả chúng em cùng các thầy cô giáo, các anh chị thanh niên của xã đã có mặt đông đủ tại sân trường. Nơi trồng cây là một quả đồi trọc nằm ở phía sau trường. Một hồi trống vang lên. Mọi người đứng vào nơi quy định để nghe ban tổ chức nói về ý nghĩa của việc trồng cây và phân công cụ thể các việc phải làm cho từng đơn vị. Sau đó các đơn vị bắt tay vào làm việc. Các anh chị thanh niên thì lên đồi đào đất làm sẵn các hố để trồng cây. Một số anh chị em thanh niên khác thì vào vườn ươm đánh cậy non lên đế chuẩn bị trồng. Chúng em làm nhiệm vụ chuyến cây non lên đồi để trồng. Mọi người làm việc thật hăng hái và vui vẻ. Tiếng cười nói râm ran khắp đồi. Chẳng mấy chốc, quả đồi đã được trồng kín bạch đàn. Chúng em đi múc nước đem lên đồi tưới cho cây. Đến trưa thì công việc đã hoàn thành.
Tuy có mệt nhưng ai cũng thấy vui vì đã hoàn thành công việc được giao. Mới qua năm tháng mà bây giờ cây đã cao bằng đầu người lớn. Thỉnh thoảng lên đồi, nhìn đồi cây xanh mướt, lá biếc thướt tha đung đưa trong gió em cảm thấy thêm yêu cảnh sắc của quê hương.
TẬP ĐỌC	Đoàn thuyển đánh cá
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Các câu thơ nào cho biết diều đó?
Các câu thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Doàn thuyền dánh cá lại ra khơi.
cho ta biết đoàn thuyền ra khoi đánh cá vào lúc cuối ngày.
Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào?
Các câu thơ:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kóo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóo rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
cho ta biết đoàn thuyền xếp lưới dế’ trở về dất liền vào lúc rạng đông.
Tìm những hình ảnh nói lẽn vẻ đẹp huy hoàng của biển.
Các hình ảnh sau dày nói lên vỏ đẹp huy hoàng của biển:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
Cá thu Biên Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cõng việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
Công việc lao dộng của người đánh cá dược miêu tả tuyệt đẹp:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền dã có nhịp trăng cao
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Nội dung:
Ca ngợi vẻ dẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của con người lao động trên biển.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Đọc dàn ý bài vãn tả cây chuối tiêu.
Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn, nhưng chưa biết hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này.
- Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ớ một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuôi nặng khiến cuông của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chặt buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuôi còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
NHẬN XÉT
Đọc các câu đã cho.
Trong các câu trên, câu nào có dạng "Ai là gì?"
- Câu: Em là cháu bác Tự là câu có dạng "Ai là gì?"
Xóc định vị ngữ của câu vừa tìm được.
Vị ngữ của câu vừa tìm là: là cháu bác Tự.
Những từ nào có thể làm vị ngữ trong câu "Ai là gì?"
Trong vị ngữ của loại câu kể "Ai là gì?" thường có từ "là" (nối với chủ ngữ) và vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
II. LUYỆN TẬP
Tìm câu kể "Ai là gì?" trong các câu thơ sau. Xác định vị ngữ trong các câu đó.
Trong câu a: Người là Cha, là Bác, là Anh là một câu kể "Ai là gì?" Trong đó vị ngữ là: là Cha, là Bác, là Anh.
Trong đoạn b, các câu kể "Ai là gì?" là:
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học.
Vị ngữ của câu thứ nhất là: là chùm khế ngọt.
Vị ngữ của câu thứ hai là: là đường đi học.
Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A vò cột B để tạo thành câu kể "Ai là gì?"
Cần ghép như sau:
Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh.
Sư tử là chúa sơn lâm.
Gà trống là sứ giả của bình minh.
Dùng các từ ngữ đã cho để đặt câu "Ai là gì?"
Hà Nội là một thành phố lớn.
Bắc Ninh là quê hương của các làn điệu quan họ.
Xuân Diệu là nhà thơ.
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.
NHẬN XÉT
Đọc lại bản tin Vè về cuộc sống an toàn
Bản tin này gồm mấy đoạn Bản tin này gồm 5 đoạn.
- Đoạn đầu: Từ đầu đến "khích lệ".
Đoạn này là phần thông báo về các số liệu: sổ" bài dự thi, sô bài đoạt giải và ý kiến nhận định chung về cuộc thi.
Đoạn hai: Từ "Unicef Việt Nam" đến "em muôn sống an toàn".
Đoạn này chủ yếu giới thiệu chủ đề của cuộc thi.
Đoạn ha: Từ "Được phát động" đến "Cần Tho', Kiên Giang".
Đoạn này thông báo về tinh thần nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi
của thiếu nhi cả nước.
Đoạn bốn: Từ "Chỉ cần" đến ”12 tuổi, giải ba".
Đoạn này thông báo về sự phong phú của nội dung các bức tranh về dự thi.
Đoạn cuối cùng thông báo về giá trị nghệ thuật của các tranh đoạt giải.
Tóm tắt toàn bộ bản tin: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đã thông báo các số liệu chính xác về cuộc thi: 50.000 tranh dự thi, 60 tranh được trưng bày, 46 giải thưởng. Chỉ trong 4 tháng, thiếu nhi cả nước đã sôi nổi gửi tranh về dự thi. Qua các tranh thấy rõ các em đã có kiến thức tốt về an toàn giao thông và các bức tranh đoạt giải đã có chất lượng nghệ thuật cao.
Từ bài tập trên, rút ra nhận xét.
Thế nào là tóm tắt tin tức:
Tóm tắt tin tức là thâu tóm gọn các nội dung của bản tin bằng một văn bản ngắn hơn.
Cách tóm tắt tin tức:
Muốn tóm tắt một bản tin, cần làm như sau:
+ Đọc kĩ để nắm vững nội dung bản tin.
+ Tìm các đoạn và xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
+ Trình bày mỗi điểm chính trong nội dung bằng một, hai câu hay bằng các số liệu, từ ngữ nổi bật.
II. LUYỆN TẬP
Tóm tắt bản tin sau bằng 3 hay 4 câu:
Bản tóm tắt:
Vịnh Hạ Long được tái công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới
Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo và quyết định này đã được công bố tại Hà Nội vào ngày 11-12-2000.
Điều này chứng tỏ rằng chúng ta đã hết sức giữ gìn, bảo tồn di sản quý giá này.
Dựa theo cách trình bày bài Vẽ về cuộc sống an toàn, em hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long dược tái công nhận là di sản thiên nhiên thê' giới.
Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:
Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo.
Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội.