Giải bài tập Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

  • Bài 1: Đo độ dài trang 1
  • Bài 1: Đo độ dài trang 2
  • Bài 1: Đo độ dài trang 3
Chương I
A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM
Đơn vị đo độ dài họp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu : m).
Lưu ý về đơn vị đo độ dài: Ngoài mét người ta còn dùng đơn vị nhỏ hơn mét là đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kilômét (m).
Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Lưu ỷ khi đo độ dài :
Cần biết một số dụng cụ thông dụng để đo độ dài thông thường : thước thẳng dùng để đo những độ dài không lớn lấm, thước dây dùng để đo những độ dài lớn hoặc độ dài cong.
Cần phải xác định được GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước (thường được ghi trực tiếp trên thước) và ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (ta có thể lấy số ghi gần số 0 nhất, rồi chia cho số khoảng giữa hai số này để xác định ĐCNN).
Trước khi đo độ dài, cần phải ước lượng để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Nếu lựa chọn thước có GHĐ quá nhỏ so với giá trị cần đo, thì sẽ phải đo làm nhiều lần, dẫn ’đến độ chính xác không cao, hoặc nếu chọn ĐCNN không phù hợp thì có thể không đo được hoặc đo với sai số lớn. Khi đo, nếu dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì đo càng chính xác.
Ví dụ, khi đo vật có độ dài 25 mm thì không dùng thước có ĐCNN là 2 cm.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
(2)- 100 cm. (4)- 1000 m.
Cl. (l)-10dm. (3) - 10 mm.
C4. Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn); học sinh (HS) dùng thước kẻ ; người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
C6. a) Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lí 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lí 6 khoảng hơn 20 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm.
Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.
C7. Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5 m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
1-2.1. B. 10 dm và 0,5 cm.
1-2.2. B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.
Chiều dài sân trường thường chỉ vào khoảng một vài chục mét. Nếu chọn thước B (thước cuộn), vì có GHĐ lớn nhất, do đó phải đo ít lần nhất; ĐCNN của thước B nhỏ hơn thước D nên không chọn thước D. Tuy ĐCNN của thước B (là 5 mm) lớn hơn thước A và c (là 1 mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1% là chấp nhận được).
1-2.3. a) 10 cm và 0,5 cm ;	b) 10 cm và 1 mm.
1-2.4. - Chọn thước 1 để đo độ dài B (1-B). Vì chiều dài của lớp học thường tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét, nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, do đó chính xác hơn. Vì vậy, ta chọn thước 1. Mặc dù thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1 cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với chiều dài lớp học (sai số nhỏ hơn 1% là có thể chấp nhận được).
- Chọn thước 2 để đo độ dài c (2-C), vì miệng cốc là đường cong nên dùng thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
- Chọn thước 3 để đo độ dài A (3-A), vì bể dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, do đó dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn.
1-2.5. Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp,... Người ta thường sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ, thước dây để đo độ dài những đường cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng, vòng đùi của cơ thể ; thước cuộn để đo những độ dài lớn ; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng...
c - BÀI TẬP BỔ SUNG
la.	Có ba loại thước sau :
Thước thẳng có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm.
Thước thẳng có GHĐ 80 cm và ĐCNN 1 cm.
Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.
Để đo chiều cao một cái bàn HS khoảng 80 cm, ta dùng thước nào thì phép đo chính xác hơn.
lb.	Nếu có trong tay một vòng tròn và một thước thẳng. Ta có thể làm thế nào để đo được chu vi của vòng tròn đó ?
lc.	Khi đo chiều dài một cuốn sách, một học sinh đã dùng 3 chiếc thước để đo. Kết quả là :
Khi dùng thước thứ nhất, thì chiều dài đó là 30,5 cm.
Khi dùng thước thứ hai, thì chiều dài đó là 30 cm.
Khi dùng thước thứ ba, thì chiều dài đó là 30,4 cm.
Hãy xác định ĐCNN của mỗi thước.