Giải bài tập Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

  • Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) trang 1
  • Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) trang 2
  • Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) trang 3
  • Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) trang 4
  • Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) trang 5
ĐO Độ DÀI
(f/ep)
A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM
Cách đo độ dài :
ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Lưu ý vê cách đặt thước và đặt mắt khi đo : Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước ; đặt mắt theo hướng Vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Lưu ỷ trong quy tắc đo : Ta phải làm tròn kết quả đo theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo. Cho nên, khi đo cùng một độ dài bằng những thước có ĐCNN khác nhau, thì cũng có thể có các kết quả ghi không giống nhau. Một điều cần lưu ý nữa, để đơn giản đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
C2. Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần ; chọn thước kẻ để đo chiều dày SGK Vật lí 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1 mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0,5 cm), khi đó sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.
C3. Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4. Đật mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5. Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi
kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật sẽ cho kết quả đo.
- ngang bằng với;
- vuông góc ;
- gần nhất.
C6. (1)-độ dài;
- giới hạn đo ;
- độ chia nhỏ nhất;
- dọc theo ;
C7. c).
C8. c).
C9. (1), (2), (3) :7 cm.
1-2.7. B. 50 dm.
1-2.8. D. 24,0 cm.
1-2.9. ĐCNN của thước dùng trong các bài thực hành là :
0,1 cm (1 mm).
1 cm.
0,1 cm hoặc 0,5 cm.
1-2.10. Gợi ý :
Để đo đường kính quả bóng bàn có thể làm như sau : Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.
Đo chu vi quả bóng bàn : Có thể dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (nhớ đánh dấu độ dài 1 vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.
1-2.11. Gợi ý:
Để xác định chu vi của bút chì, có thể dùng sợi chỉ quấn 1 hoặc 20,... vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1 mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì.
Để xác định đường kính sợi chỉ, có thể dùng sợi chỉ quấn 20 hoặc 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì rồi đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Sau đó, dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài đã đánh dấu. Cuối cùng lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ.
1—2.12*. Các phương án trả lời đối với việc xác định đường kính vung nồi có thể là :
+ Đặt sợi dây mềm trùng với chu vi nắp nồi và đánh dấu độ dài này trên dây. Dùng thước đo độ dài đã đánh dấu trên dây này. Lấy kết quả đo được chia cho số 3,14 ta được đường kính nắp nồi.
+ Đặt vung nồi lên tấm bìa rộng, kẻ 2 đường thẳng song song tiếp xúc với vung nồi. Đo khoảng cách giữa 2 đường thẳng này là ta xác định được đường kính vung nồi.
+ Vẽ đường tròn vung nồi lên tờ giấy, rồi cắt theo đường tròn vung nồi. Gấp đôi hình tròn vừa cắt được, rồi đo độ dài đường gấp, như thế là ta xác định được đường kính vung nồi.
+ Dùng 4 tờ bìa hình chữ nhật có một cạnh dài hơn đường kính nắp vung. Đặt 4 tờ bìa vuông góc với nhau đồng thời mỗi tờ tiếp xúc với nắp vung. Ta sẽ có một hình vuông ngoại tiếp với hình tròn (nắp vung). Cạnh hình vuông này bằng đường kính vung nồi. Dùng thước đo cạnh hình vuông là ta xác định được đường kính vung nồi.
+ Dùng sợi chỉ, giữ cố định một đầu của sợi chỉ tại một điểm A trên vung nồi (đánh dấu vị trí này trên sợi chỉ). Tay kia giữ phần còn lại của sợi chỉ
' cho tiếp xúc với rìa vung nồi tại B (Hình 2.1). Thay đổi vị trí của B bằng cách quay đầu còn lại sợi chỉ quanh rìa vung nồi đến khi thấy độ dài đoạn AB trên sợi chỉ là lớn nhất. Đấnh dấu độ dài lớn nhất này đó chính là đường kính của vung nồi.
- Các phương án trả lời đối với việc xác định đường kính trong của vòi nước hoặc ống tre có thể là :
+ Dùng mực bôi lên miệng vòi nước hoặc đầu ống tre (miệng ống phải vuông góc với thân ống tre) rồi in lên giấy để có hình tròn tương đương với miệng vòi nước hoặc ống tre. Sau đó xác định đường kính của các hình tròn này tương tự như cách xác định đường kính vung nồi.
a)
+ Dùng compa đặt vào trong vòi máy nước (hoặc trong ống tre tròn). Vừa xoay vừa kéo căng 2 cạnh compa để xác định vị trí compa có thể căng ra xa nhất, dùng thước đo khoảng cách lớn nhất có thể có giữa 2 cạnh compa này, ta được đường kính cần đo (Hmh 2.2). .
1—2.13*. Gợi ý :
+ Buộc dây để đánh dấu trên lốp xe, hoặc trên một nan hoa xe đạp. Đặt chỗ đã đánh dấu trùng với chỗ bắt đầu tính độ dài đoạn đường đi. Một bạn đạp xe đến trường, một bạn ngồi sau xe và đếm số lần (n) nhìn thấy dây buộc dấu chạm vào mặt đường (số lần bánh xe lăn được 1 vòng). Đo chu vi bánh xe bằng 1 sợi dây rồi dùng thước đo độ dài (1) của sợi dây này. Chiều dài đoạn đường đã đi từ nhà đến trường s = n./.
+ Đo chiều dài của một bước chân rồi lấy số bước chân cần đi từ nhà đến trường nhân với độ dài mỗi bước chân.
+ Dùng thước đo là "cây sào" hoặc "sợi dây thừng" để đo quãng đường từ nhà đến trường, rồi nhân số lần đo được với độ dài thước đo (đối với trường ở không xa nhà).
+ Trường hợp nhà ở xa trường (từ 5 - 7 km) : Đo thời gian T đi từ nhà đến trường ; thời gian t đi ưong 100 m = 0,1 km. Dùng kiến thức toán về tỉ lệ suy ra :
Quãng đường từ nhà đến trường _ T
õũ	7 ’
hay :
v	'	0,1 ,T
Quãng đường từ nhà đến trường =	(km).
1-2.14. c. Dùng thước thẳng có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.
1—2.15. D. Chọn thước có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 mm.
1-2.16. A. Nên dùng thước có GHĐ 25 cm và ĐCNN 1 mm.
1-2.17. A. HS đã dùng thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
1-2.18. D. Vì ĐCNN của thước là 2 cm, nên cách ghi không đúng là 444,0 cm. 1-2.19. B. Chỉ cần một thước dây.
1-2.20. D. Cách ghi đúng là chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN.
1-2.21. c. Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được được lấy làm kết quả của phép đo.
1-2.22.
Nếu bạn học sinh đó chỉ dùng thước có GHD lm một lần để đo được sân trường dài bao nhiều mét, thì bạn đó có thể làm như sau : Dùng thước đo chiều dài của một bước chân rồi lấy số bước chân đi từ đầu này tới đầu kia của sân trường nhân với độ dài mỗi bước chân.
Kết quả bạn thu được sẽ có độ chính xác không cao. Vì các bước chân có thể không đều nhau, hoặc không thẳng.
1-2.23. Để đo chu vi của một đồng tiền mệnh giá 2000 đồng bằng một sợi chỉ và một chiếc thước thẳng ta có thể làm như sau : Đặt sợi dây chỉ, trùng với chu vi đồng tiền và đánh dấu độ dài này trên dây. Dùng thước đo độ dài đã đánh dấu trên dây này.
1-2.24. C.
1-2.25. B.
1-2.26. Ba đoạn dài bằng nhau. Sự ước lượng của mắt không chính xác. c - BÀI TẬP BỔ SUNG
2a. Điền số liệu phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
Dùng thước thẳng có ĐCNN là 1 mm để đo chiều rộng cuốn sách. Sau 4 lần đo cho kết quả như sau : 15,9 cm ; 15,8 cm ; 16,1 cm ; 15,7 cm.
Số đo có sai số lớn nhất là	
Chiều rộng của cuốn sách nên ghi là	
2b. Vì sao khi đo chiều dài, sau khi chọn thước đo thích hợp, ta phải đo nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình ?
2c.	Với	một thước thẳng	có GHĐ	25	cm	và ĐCNN 1 mm, hãy tìm cách để
xác	định đường kính	của một	sợi	dây đồng mảnh (đường	kính nhỏ hon
1 mm).
2d.	Với	một thước thẳng	có GHĐ	50	cm	và ĐCNN 1 mm, và	một mảnh gỗ
phẳng 40x40 cm, hãy	tìm cách	để	xác	định đường kính quả	bóng đá hoặc
bóng chuyền.