Giải bài tập Vật lý 6 Bài 28 - 29: Sự sôi

  • Bài 28 - 29: Sự sôi trang 1
  • Bài 28 - 29: Sự sôi trang 2
  • Bài 28 - 29: Sự sôi trang 3
  • Bài 28 - 29: Sự sôi trang 4
sụ sút
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Lưu ý :
Khi đun nóng chất lỏng tói nhiệt độ mà ở đó áp suất của hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt chất lỏng thì những bọt chứa hơi của chất lỏng tạo thành từ trong lòng chất lỏng lên tới mặt thoáng sẽ vỡ ra. Lúc này sự bay hơi xảy ra mạnh mẽ cả trong lòng lẫn trên mật thoáng của chất lỏng. Sự bay hơi này gọi là sự sôi. Do đó nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
Dựa vào đặc điểm này, người ta có thể đun sôi nước ở những nhiệt độ cao hơn 100°C. Ví dụ "nồi áp suất" dùng trong gia đình, nồi hấp dùng trong bệnh viện v.v... Đó là những nồi có nắp rất kín và được lắp van bảo hiểm. Không gian bên trên chất lỏng trong nồi chứa không khí và hơi bão hòa của chất lỏng nên có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển, do đó nhiệt độ cao hơn 100°C.
Ngược lại, cũng có thể làm cho nước sôi ở những nhiệt độ thấp hơn 100°C bằng cách làm giảm áp suất trên mặt thoáng.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Từ câu C1 đến câu C3, các câu trả lời này tuỳ thuộc vào từng thí nghiệm của HS, đặc biệt là vào nhiệt kế dùng trong thí nghiệm. Những nhiệt kế dùng trong nhà trường thường không thật chính xác lắm nên khi nước sôi nhiệt kế có thể chỉ từ 96°c tới 102°C.
C4, Không tăng.
C5. Bình đúng.
C6. (1)1 oo°c.	(2) - nhiệt độ sôi.
(3) - không thaỵ đổi.	(4) - bọt khí.
(5) - mặt thoáng.
C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9. - Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
- Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
28-29.1. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. 28-29.2. c. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
28-29.3.	- Của sự sôi : 2, 3.
Của sự bay hơi : 1, 4.
28-29.4.	- Đoạn AB : nước nóng lên.
Đoạn BC : nước sôi.
Đoạn CD : nước nguội đi.
28-29.5.
28-29.6.
28-29.7.
- Từ phút 0 đến phút thứ 5 : rắn ;
Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25 : lỏng và hơi.
- Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10 : rắn, lỏng và hơi ;
Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30 : lỏng và hơi.
- Nóng chảy : từ phút thứ 5 đến phút thứ 10 ;
Bay hơi : từ phút thứ 5 đến phút thứ 30 ;
Sôi : từ phút thứ 25 đến phút thứ 30.
Nhiệt độ không đổi mặc dù vẫn đun : chất lỏng sôi.
Không. Chất này là rượu.
 Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là chì, thấp nhất là ôxi.
Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là chì, thấp nhất là ôxi.
Thể rắn : Chì.
Thể lỏng và hơi : Nước, rượu, thuỷ ngân.
Thể khí: ôxi.
28-29.8*. Các bọt khí nhỏ dần và có thể biến mất trước khi lên tới mặt nước là vì khi đó, mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó, các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước..
28-29.9. B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi. 28-29.10. B. Nhiệt kế thuỷ ngân
28-29.11. c. Nước chỉ bắt đầu sôi khi các bọt khí từ đáy bình nổi lên.
28-29.12. D. Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc áp suất không khí, trên mặt thoáng của chất lỏng.
28-29.13. B.
28-29.14. A.
28-29.15. Khói mà ta nhìn thấy là do hơi nước ngưng tụ thành hạt rất nhỏ tạo nên. Ở ngay miệng ấm, nhiệt độ của hơi nước còn cao nên hơi nước ngưng tụ ít. Càng xa miệng ấm, nhiệt độ của hơi nước càng thấp nên hơi nước ngưng tụ càng nhiều.
28-29.16. A. Đoạn OA.
28-29.17. c. Đoạn CD.
28-29.18. c. Cùng một chất.
28—29.19. Vì nhiệt độ sôi của ête nhỏ hơn của rượu và nhỏ hơn của nước. Nên đồ thị I ứng với ête, đồ thị II ứng với rượu, đồ thị III ứng với nước.
28-29.20. Sự ngưng tụ.
28-29.21. D. 120°C.
28-29.22. c. 40°C.
28-29.23. D. Ở nhiệt độl20°C chất X chỉ tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
28-29.24. D. Ở nhiệt độ 40°C chất X tồn tại ở cả thể rắn, thể lỏng và thể hơi.
28-29.25.
Các từ hàng ngang :
Sự chuyển thể
Đông đặc
Ngưng tụ
Thể khí
Thể lỏng
Nhiệt độ sôi
Sự sôi
Nóng chảy
Hoá hơi
Phút
Không thay đổi
Từ hàng dọc : SựCHUYEN thể.
c - BÀI TẬP BỔ SUNG
28-29a. Hãy giải thích tại sao khi đưa trứng lên đỉnh núi cao để luộc thì trứng lại khó chín ?
28-29b. Hãy giải thích tại sao khi bị bỏng bằng dầu sôi lại nguy hiểm hơn nước sôi.
28-29c. Hãy giải thích tại sao khi dùng nồi áp suất để ninh hay hầm thức ăn (thịt, xương) lại mất ít thời gian hơn là dùng nồi thông thường.
28—29d. Hình 28-29.1 là đồ thị mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Hãy mô tả chi tiết các quá trình đó.
28-29e. Hình 28-29.2 là đồ thị mô tả sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nung nóng và làm nguội chì. Hãy mô tả chi tiết các quá trình đó.