Giải bài tập Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

  • Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn trang 1
  • Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn trang 2
  • Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn trang 3
Chirong II
NHIỆT HỌC
sự roử vỉ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Lưu ỷ : Đối với vật rắn, người ta phân biệt sự nở dài và sự nở khối. Khi nhiệt độ thay đổi thì kích thước của vật rắn theo mọi phương đều thay đổi. Nếu ta xét sự thay đổi kích thước của vật rắn chỉ theo một phương nào đó, thì ta có sự nở dài của vật rắn. Trong thực tế, người ta khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh.
Trong các bảng hằng số vật lí người ta ghi hệ số nở dài, chứ không ghi hệ số nở khối của chất rắn.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
CI. Quả cầu khi bị hơ nóng lại không lọt qua vòng kim loại, vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2. Quả cầu khi được nhúng vào nước lạnh lại lọt qua vòng kim loại, vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
C3. (1) - tăng ;	(2) - lạnh đi.
C4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.
C5. Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán.
C6. Nung nóng vòng kim loại.
C7. Vào mùa Hạ nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, làm cho tháp cao lên.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
B. Hơ nóng cổ lọ.
1. c. Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh.
Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.
a) Vì thanh ngang dài ra do bị hơ nóng, b) Hơ nóng giá dơ.
c. Vì khối lượng riêng được tính bằng công thức : D = -ự. Nên khi làm
lạnh thì thể tích của vật rắn giảm, khối lượng không đổi và khối lượng riêng của vật tăng.
c. Khi nung nóng vòng kim loại vẽ ở hình 18.1 thì chiều dày d giảm.
D. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
c. Vì sắt nở vì nhiệt ít hơn đồng và nhôm.
Khi một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra nếu đem hơ nóng cả quả cầu và vòng sắt, thì ta không tách được quả cầu ra khỏi vòng vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.
Muốn hai cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau bằng nước nóng và nước đá ta có thể làm như sau : Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
Nếu khi nhiệt độ tăng thêm l°c, thì độ dài của dây đồng dài lm tăng thêm 0,017 mm. Vậy dây đồng CÓ chiều dài 50 m ở nhiệt độ 20°C, khi ở nhiệt độ 40°C sẽ có độ dài là :
l = 50.0,017.1(40° - 20°) = 50,017 m
c - BÀI TẬP BÔ SUNG
18a. Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Một bạn học sinh đem nhúng cả quả cầu và vòng tròn vào chậu nước nóng. Bạn học sinh đó có lấy được quả cầu sắt ra khỏi vòng nhôm hay không ? Vì sao ?
18b. Tại sao cánh cửa nhà, cánh cửa tủ bằng gỗ sau một thời gian sử dụng thường hay bị cong vênh ?
18c. Ở o°c, một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích 1000 cm3. Khi nung hai quả cầu lên 50°C thì quả cầu bằng sắt có thể tích 1001,8 cm3 quả cầu bằng đồng có thể tích 1002,5 cm3. Tính độ tăng thể tích của mõi quả cầu. Quả cầu nào giãn nở vì nhiệt nhiều hơn ?