Giải bài tập Vật lý 6 Bài 30: Tổng kết chương II: Nhiệt học

  • Bài 30: Tổng kết chương II: Nhiệt học trang 1
  • Bài 30: Tổng kết chương II: Nhiệt học trang 2
TỔNG KẾT CHƯƠNG II
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
I - ÔN TẬP
Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
HS tự tìm ví dụ.
Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
Nhiệt kê' rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể.
(1) - Nóng chảy. (3) - Đông đặc.
(2) - Bay hơi. (4) - Ngưng tụ.
Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.
Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
Không. Chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
II-VẬN DỤNG
Cách c.
Nhiệt kế c.
Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
a) Sắt.
Rượu
- Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
Không. Vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ của lớp học. Giả sử nhiệt độ lớp học là 30° c thì các câu trả lời sẽ nhừ sau :
Thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : Nhôm, sắt, đồng, muối ăn.
Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : Nước, rượu, thuỷ ngân.
Hơi nước, hơi thuỷ ngân.
Ghi chú : Cần lưu ý HS là nhiệt độ nóng chảy của một chất, cũng là nhiệt độ đông đặc của chất đó. Do đó, ở cao hơn nhiệt độ này thì chất ở thể lỏng, ở thấp hơn nhiệt độ này thì chất ở thể rắn. Hơi của một chất tồn tại cùng với chất đó ở thể lỏng.
Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
a) - Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
b) - Đoạn AB, khi nước tồn tại ở thể rắn.
Đoạn CD, khi nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ :
Các từ hàng ngang
Mặt thoáng ;
Đông đặc ;
Tốc độ.
Nóng chảy.
Bay hơi;
Gió ;
Thí nghiệm ;
Từ hàng dọc dùng để chỉ mức độ nóng lạnh : NHIỆT ĐỘ.