Giải bài tập Vật lý 6 Hướng dẫn giải bài tập bổ sung

  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 1
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 2
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 3
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 4
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 5
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 6
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 7
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 8
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 9
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 10
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 11
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 12
  • Hướng dẫn giải bài tập bổ sung trang 13
HƯỚNG DẪN GIẢI
BÀI TẬP Bổ SUNG ■
CHƯƠNG 1
Bài 1
la.	Dùng thước dây có GHĐ lớn hơn chiều cao bàn học và có ĐCNN 1 mm cho phép đo chính xác nhất. Giả sử dùng thước thẳng có GHĐ 30 cm, ĐCNN lmm thì phải đo 3 lần, kém chính xác.
lb.	Để đo chu vi của vòng tròn bằng thước thẳng ta có thể làm như sau : Lăn vòng tròn đó trên nền xi mãng hoặc sàn gạch cứng có rắc một lớp cát mỏng sao cho quay đúng một vòng. Dùng thước đo chiều dài của vết lăn in trên nền ta có chu vi của vòng tròn.
lc.	1. ĐCNN của thước thứ nhất là 0,5 cm hoặc 0,1 cm.
ĐCNN của thước thứ hai là 1 cm.
ĐCNN của thước thứ ba là 1 mm.
Bài 2
2a. Giá trị trung bình của 4 lần đo là :
15,9 + 15,8 + 16,1 + 15,7 ~ . o_
4
Vậy sô' đo có sai số lớn nhất là 16,1 cm.
Chiều rộng của cuốn sách nên ghi là 15,9 cm.
2b. Khi ta tiến hành đo độ dài, sau khi chọn thước đo thích hợp, ta vẫn có thể mắc phải sai số đo (đặt dụng cụ đo và đặt mắt để đọc kết quả đo). Do vậy, muốn có được kết quà đo chính xác thì cần phải đo nhiều lần, rồi lấy giá trị trung bình.
2c. Để đo đường kính của sợi dây điện (có đường kính nhỏ hơn 1 mm) bằng một thước thẳng có độ chia nhỏ nhất 1 mm ta có thể làm như sau : Quấn nhiều vòng dây điện sít nhau quanh thước. Lấy chiều dài của đoạn thước được quấn dây chia cho số vòng dây, ta được đường kính của dây.
2d. Đê xác định đường kính của một quả bóng bằng một thước thẳng và một tấm gỗ phẳng có kích thước 40 cm X 40 cm.
Ta có-thể làm như sau :
Đặt quả bóng lên sàn nhà hoặc mặt bàn phẳng rồi ép sát tấm gỗ phẳng lên trên quả bóng (Hình 2.1G).
Dùng thước thẳng đo khoảng cách từ sàn nhà hoặc mặt bàn tới tấm gỗ phẳng, độ dài đó chính là đường kính của quả bóng.
Bài 3
3a. Để có được bình chia độ có GHĐ 200 cm3 và ĐCNN 2 cm3, có thể làm như sau :
Dán băng giấy từ đáy đến miệng dọc theo chiều cao của bình ;
Dùng bơm tiêm hút dần từng 2 cm3 (2 cc) nước, bơm vào bình và đánh dấu mực nước trên bãng giấy. Tuần tự làm 100 lần như vậy. Cũng có thể đổ ngay vào bình 200 cm3 nước, rồi sau đó dùng thước thẳng chia khoảng từ ngấn trên cùng đến đáy khối nước làm 100 phần bằng nhau.
3b.	- Bạn thứ nhất dùng bình chia độ có ĐCNN là 0,1 cm3.
Bạn thứ hai dùng bình chia độ có ĐCNN là 1,0 cm3.
Bạn thứ ba dùng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3.
3c. Để đong được 15 ml nước từ bình chia độ có GHĐ 40 ml, ĐCNN 5 m/ đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 20 m/, ta có thể làm như sau :
Bước 1 : Rót nước đến vạch số 40 (hoặc 35).
Bước 2 : Đổ nước ra cốc sao cho mực nước trong bình chỉ còn ở vạch 25 (hoặc 20), sẽ có thể tích nước rót ra cốc là 15 ml.
3d*. Để xác định đường kính của một viên bi nhỏ bằng bình chia độ ta có thể làm như sau :
Bước 1 : Đổ một ít nước vào bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp đến vạch VI.
Bước 2 : Thả viên bi vào bình chia độ cho nó chìm hoàn toàn trong nước. Mực nước trong bình dâng đến vạch v2.
Thể tích của viên bi là : V = v2 - V],
43
Dùng công thức tính thể tích hình cầu V = yĩiR , ta suy ra bán kính R của viên bi. Từ đó suy ra đường kính của viên bi : d = 2R.
Bài 4
4a. Thể tích của miếng đồng : V - (250 - 200) + 40 = 90 cm3.
4b. Vì hai viên bi có cùng đường kính nên có cùng thể tích và đều chìm trong nước, nên mực nước dâng lên trong bình cả hai lần là như nhau.
4c. Để chia vạch trên can bằng bình chia độ có GHĐ 100 m/ ta có thể làm như sau :
Bước 1 : Dùng bình chia độ đổ nước đến vạch 100 m/ rồi rót vào can và đánh dấu vạch thứ nhất, ghi 100 m/.
Bước 2 : Tương tự đến vạch thứ hai và thứ ba...
Bước 3 : Nếu muốn có ĐCNN nhỏ hơn, thì chia bằng thước khoảng cách giữa các vạch trên can.
Bài 5
5a. GHĐ của cân là :
1 + 2 + 5 +10 + 20 + 50 + 100 + 0,5 + 0,2 + 0,1 + 0,05 = 188,85 g ĐCNN của cân là : 0,05 g.
5b.	1. Khối lượng của một HS lớp 6 là 40 kg.
Khối lượng của một chiếc xe đạp là 0,25 tạ.
Khối lượng của một ô tô tải chở hàng là 3 tấn.
Khối lượng của một viên thuốc cảm là 500 mg.
Khối lượng của một cuốn Vật lí 6 là 110 g.
650g = 0,650 kg ; 2,4 tạ = 240 kg ;
12 yến = 120 kg ;
150 000 mg = 0,150 kg 3,07 tấn = 3070000 kg 12 lạng = 0,12 kg.
5c.
5d. Để chia 10 kg gạo thành 10 túi có khối lượng bằng nhau, bằng một cân đĩa có có cấu tạo giống cân Rô-béc-van và một quả cân 4 kg ta có thể làm như sau :
Bước ỉ : Đặt gạo lên hai bên đĩa cân sao cho cân thăng bằng, mỗi bên gạo sẽ có khối lượng 5 kg.
Bước 2.: Lấy túi gạo 5 kg đổ dần lên một bên đĩa cân, đĩa bên kia đặt quả cân 4 kg tới khi cân thăng bằng, số gạo thừa trong túi có khối lượng là :
5 - 4 = 1 kg
Bước 3 : Làm tương .tự với túi gạo kia rồi chia đôi hai lần túi gạo 4 kg hoặc đặt túi gạo 1 kg lên một đĩa cân coi đó là quả cân 1 kg, ta sẽ cân được 10 túi gạo mỗi túi 1 kg.
Bài 6
6a. Khi em bé bắn bi thì có các lực do tay em bé tác dụng vào viên bi, viên bi cũng tác dụng trở lại tay em bé một lực.
6b. Các lực tác dụng vào chiếc bàn theo phương ngang là : Lực đẩy của tay ta tác dụng vào bàn, lực ma sát giữa sàn và chân bàn. Hai lực này cân bằng nên sàn vẫn đứng yên.
6c. Các lực tác dụng vào thanh kéo nối giữa ô tô và rơ-moóc là : Lực kéo của ô tô kéo thanh kéo về phía trước, lực rơ-moóc kéo thanh kéo về phía sau. Ô tô cùng rơ-moóc chạy đều, nên hai lực này là hai lực cân bằng.
Bài 7
7a.	1. Chiếc diều bay lượn trên bầu trời chịu tác dụng của các lực : Lực đẩy của
gió đẩy diều lên cao, lực hút của Trái Đất và lực giữ của sợi dây kéo diều xuống.
Viên đạn chuyển động trong nòng súng, chịu tác dụng của lực đẩy của thuốc súng làm no chuyển động.
Cái đệm mút khi có người nằm chịu lực nén của người làm nó bị bẹp xuống.
Xe đạp đang chuyển động bị hãm phanh chịu tác dụng của lực hãm làm nó chuyển động chậm lại.
7b.	- Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất nếu ta dùng chân đá nhẹ thì quả
bóng lãn đi một đoạn ngắn, còn nếu ta dùng chân đá mạnh thì quả bóng
vãng ra xa. Vậy hiện tượng này chứng tỏ kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào độ mạnh yếu của lực.
- Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất nếu ta dùng chân đá quả bóng sang phải thì quả bóng sẽ bắt đầu chuyển động sang phải, còn nếu ta đá sang trái thì quả bóng sẽ bắt đầu chuyển động sang trái. Vậy hiện tượng này chứng tỏ kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào phương của lực.
- Để chứng tỏ kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào điểm đặt của lực, ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản như sau :
Dùng hai chiếc thước dẹt giống hệt nhau. Một thước có buộc sợi chỉ ở đầu, thước còn lại buộc sợi chỉ ở giữa.
7d.
Hình7.1G
Dùng hai tay kéo hai sợi chỉ theo phương song song nhau (Hình 7.1G), kết quả ta sẽ có thước 1 bắt đầu quay đi còn thước 2 chuyển động thẳng.
Khi quả bóng đập vào tường, quả bóng đã tác dụng vào tường một lực làm tường bị biến dạng và biến đổi chuyển động (nhưng khó quan sát), tường cũng tác dụng ngược lại quả bóng làm bóng biến đổi chuyển động (bật ra) và biến dạng.
Ta không thể kết luận "Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động" được, vì nếu
một vật đang chuyển động mà không chịu tác dụng tác dụng của lực nào hoặc
các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vật vãn tiếp tục chuyển động.
Bài 8
8a. Khi xây tường người thợ nề thường phải dùng một dụng cụ gọi là dây dọi vì phương của dây dọi là phương thẳng đứng, nên muốn xây một bức tường thẳng đứng người thợ nề thường so phương của bức tường với phương của dây dọi.
8b. Trong thí nghiệm buông viên phấn, ta thấy viên phấn đang đứng yên bắt đầu chuyển động theo phương thẳng đứng về phía Trái Đất. Do vậy ta kết luận là Trái Đất hút viên phấn. Khi viên phấn chạm đất rồi nằm yên trên mặt đất, nó vẫn bị Trái Đất hút, nhưng lực hút của Trái Đất lên viên phấn và lực đẩy của mặt đất lên viên phấn cân bằng nhau, nên viên phấn vẫn đứng yên.
8c. Nói : "Mặt Trăng không chịu lực hút của Trái Đất nên không bị rơi về phía Trái Đất" là sai. Vì Mặt Trăng luôn bị Trái Đất hút, nhưng lực hút này chỉ làm Mặt Trăng quay quanh Trái Đất chứ không làm Mặt Trăng rơi về phía Trái Đất.
Bài 9
9a. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng. Lực đàn hồi có phương cùng phương biến dạng, chiều ngược chiều biến dạng và có cường độ tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi gây ra lực.
9b. TacóA/, =0,5 cm ; Fj =Pj = 0,1.10= 1 N; AZ2=l,5cm.
Vì lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng nên ta có :
A/ị _ Fj _ Fị 1 AZ2 F2 F2 3
Suy raF2=3Fj =3N.
9c. Theo đề bài: AZ] = 25 - zo = 1 cm ; AZ2 = 26 - zo = 2 cm.
.	F1 - A/1 _ 25 - zo _ 1
F2 A/2	26 -Io 2
=5-	50 - 2lữ -26 - lữ suy ra zo = 24 cm
Tương tự ta có :	= Ị=>2l3-2lQ =5l} - 5Z0 .
F3 AZ2 z3 - /0	5
o	,	5Z, - 3Z0	5.25 - 3.24 c
Suy ra : z3 = — 2- ' =	2	= 26’5 cm'
Bài 10
10a. 1. Trọng lượng của một vật có khối lượng 400 g là 4 N.
Trọng lượng của lực sĩ là 1020 N thì khối lượng của lực sĩ này là 102 kg.
Dây cáp chịu được lực kéo 30 000 N. Dùng dây cáp này có thể kẹo lên một vật có khối lượng 3 tấn.
Phía trước cầu có biển báo giao thông 5 T. Trọng lượng của xe qua cầu này không được quá 50 000 N.
lO.b. Khi đo trọng lượng của vật thì ta nhất thiết phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, khi đo lực ta phải đặt lực kế sao cho phương của lực kế trùng với phương của lực kéo.
10c. Cân không thăng bằng vì khi lên Mặt Trăng, trọng lượng của vật giảm đi 6 lần so với khi ở trên Trái Đất.
Bài 11
lla.	Dùng một cái cân và bình chia độ để xác định xem bức tượng làm bằng chất gì, ta có thể làm như sau :
Bước 1 : Dùng cân xác định khối lượng (m) của bức tượng và dùng bình chia độ xác định thể tích V của bức tượng.
Bước 2 : Dùng công thức D = -ụ- để tìm ra khối lượng riêng của bình.
Bước 3 : Đối chiếu khối lượng riêng của bức tượng với bảng khối lượng riêng của một số chất ta sẽ tìm ra chất làm bức tượng.
llb.	- Khối lượng của phần nước do thỏi kim loại chiếm chỗ là :
mn = 60,5 - 50 = 10,5 g
Thể tích của phần nước do thỏi kim loại chiếm chỗ là :
v	= 0.0000105 = 0 0000000105 m3
n Dn 1000
Thể tích thỏi kim loại : vk/ = Vn Khối lượng riêng của thỏi kim loại là :
Dk/ =	n ^0000*2	= 8OOkg/m3
vk/ 0,0000000105
llc.	Từ công thức : D =	.
V
Ta suy ra: V = ^-=-ỊẬ = 0,0018 m3 D 790
1,8 dm3 = 1,8 lít > thể tích của can 1,5 lít.
Vậy can đó không chứa hết rượu của can.
Bài 13
13a. - Trọng lượng của chiếc bàn khối lượng 25 kg là : p = 250 N.
- Tổng lực kéo của hai học sinh là : Fk - 120 X 2 - 240 N.
Vậy Fk < p nên hai học sinh này không nâng được chiếc bàn lên.
Ròng rọc
ỉĩĩ?ĩỉỉỉỉỉ?ỉỉỉ/ĩỉỉỉỉỉỉỉỉĩnỉỉỉỉỉỉỉỉĩỉĩỉỉ/ỉnỉifĩỉfỉỉfỉĩĩỉưỉTt
Hình 13.1 G
13b. Mô hình ở hình 13.1G, vật M được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây vắt qua ròng rọc. Mặt phảng nghiêng cho phép giảm bớt lực tác dụng, còn ròng rọc cho phép đổi hướng lực tác dụng.
13c. 1. HS kéo lá cờ lên đỉnh cột cờ cao dùng ròng rọc cố định.
Dùng mặt phảng nghiêng đưa lốp xe nặng lên sàn xe ô tô.
Dùng xà beng hoặc gậy cứng làm đòn bẩy để xê dịch một tảng đá nặng từ điểm này đến điểm khác trên mặt đất.
Dùng ròng rọc cố định kết hợp với ròng rọc động để đưa một thùng hàng lớn lên đầu cần cẩu.
Bài 14
14a. Kéo lê một vật lên theo mặt phẳng nghiêng thì có lợi hơn là cầm chính vật đó đi lên theo mặt phẳng nghiêng, vì khi đó, ta vẫn phải nâng vật với một lực bằng trọng lượng của vật.
14b. Từ công thức :
Fk __h
p,
(1)
P2 ù
(2)
p,
Từ (1) và (2) suy ra:	= Ậ => P2 == 1500 N.
14c. Tuỳ HS, có thể gợi ý một câu như sau : Mặt phẳng nghiêng là một máy cơ đơn giản. Lực cần thiết phải tác dụng vào vật để kéo vật lèn theo mặt phẳng nghiêng có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật. Độ dốc của mặt phảng nghiêng càng giảm thì lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng cũng càng giảm.
Bài 15
15a. Cách sử dụng đòn bẩy theo phương án A cho ta lợi về lực nhất.
15b. Đòn bẩy không đứng yên được và quay theo chiều kim đồng hồ.
15c. Cối giã gạo thường có cấu tạo sao cho độ dài từ trục quay đến đầu (phần tiếp xúc với gạo) lớn hơn độ dài từ trục quay tới cuối thân cối (phần người phải tác dụng lực để nâng cối), và phần đầu thân cối luôn được làm nặng hơn phần cuối của thân cối. Cấu tạo như vậy sẽ không cho ta lợi về lực, nhưng ta lại lợi dụng được trọng lượng'ở phần đầu thân cối để tạo được lực tác dụng vào các hạt gạo lớn hơn, vì vậy sẽ mau có gạo hơn.
Bài 16
lóa. Trên đỉnh cột cờ người ta gắn một ròng rọc cố định mà không dùng ròng rọc động là vì, lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo lá cờ lên cao không cần lớn lắm, hơn nữa dùng ròng rọc cố định ta có thể đứng dưới đất mà vẫn kéo được cờ lên cao.
16b. Chọn cách d) thuận lợi hơn.
CHƯƠNG 2
Bài 18
18a. Bạn HS đó sẽ lấy được quả cầu sắt ra khỏi vòng nhôm. Vì khi nhúng cả quả cầu sắt và vòng nhôm vào nước nóng thì cả hai sẽ đều nở vì nhiệt, nhưng nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt nên thể tích tăng nhanh hơn. Vì vậy có thể lấy quả cầu sắt ra được.
18c. - Độ tăng thể tích của quả cầu bằng đồng :
AVđ = 1002,5 - 1000 - 2,5 cm3
- Độ tăng thể tích của quả cầu bằng sắt:
AVS = 1001,8- 1000= 1,8 cm3
Bài 19
19a. Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Vì khi đun nước, nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng. Nếu đổ đầy ấm, nước sẽ tràn ra ngoài.
19b. Khi nóng lên thì cả thuỷ ngân lẫn thuỷ tinh làm nhiệt kế đều dãn nở, nhưng thuỷ ngân dãn nờ vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh, nên thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế.
19c. Sự dãn nở vì nhiệt của nước khác thuỷ ngân và dầu ở chỗ : Thuỷ ngân và dầu có thể tích càng tăng khi nhiệt độ càng tăng (dãn nở đều). Còn nước thì sẽ co lại khi nhiệt độ tăng từ o°c đến 4°c (dãn nở không đều).
Bài 20
20a. Vào những ngày trời nắng gắt, ta không nên bơm bóng hoặc lốp xe quá căng. Vì chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều hơn cao su, nên khi trời nắng gắt không khí có thể dãn nở quá mức cho phép có thể làm cho bóng hoặơ lốp xe bị nổ.
20b. Khi chất khí bị dãn nở vì nhiệt, thì khối lượng riêng của chất khí giảm.
Vì theo công thức : D = —, nếu khối lượng không đối mà thế tích V tăng, thì khối lượng riêng D sẽ giảm.
20c. Nói : "Khối lượng riêng của nước là một đại lượng không đổi" là sai. Vì khối lượng riêng của nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bài 21
21a. Xilanh và pittông trong một số động cơ nhiệt phải làm bằng chất có sự dãn nở vì nhiệt giống nhau. Vì khi động cơ nhiệt nóng lên, nếu xilanh và pittông làm bằng các chất dãn nở vì nhiệt khác nhau, sẽ có thể sẽ dẫn đến sự cong vênh và làm hỏng động cơ.
21b. Khi mới nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng thì thuỷ tinh nóng lên và nở ra trước, làm mức thuỷ ngân tụt xuống, sau đó thuỷ ngân mới nóng lên và nở ra. Vì thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn mức ban đầu.
21c. Độ tăng độ dài của môi sợi cáp từ o°c đến 30°C là :
A V = 30.0,000014/0 = 0,00042 X 500 = 0,21 m
Vậy độ dài của sợi cáp ở 30°C là :
/30 = 500 + 0,21 =500,21 m
Bài 22
22a. Trong thực tế người ta thường dùng rượu, thuỷ ngân làm nhiệt kế mà không dùng nước là vì : Thuỷ ngân và rượu dãn nở vì nhiệt đều, còn nước thì dãn nở vì nhiệt không đều. Hơn nữa ở nhiệt độ dưới o°c nước không còn là chất lỏng nên trong thực tế người ta không dùng nhiệt kế nước.
22b. Khi đo nhiệt độ cao ta phải dùng nhiệt kế kim loại.
22c. Nhiệt độ được xắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau :
273 K ; 50°F ; 25°c ; 300 K ; 105°F
Bài 24-25	,
24-25a. Người ta có thể dùng nước đá đang tan’để làm mốc đo nhiệt độ, vì nước đá'luôn tan ở nhiệt độ xác định là o°c và trong suốt quá trình tan, nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
24-25b. Khi đổ nước vào khay để làm đá, ta không nên đổ tràn qua vách ngăn của khay. Vì khi đông đặc, thể tích của nước tăng. Nếu đổ nước tràn đầy qua vách ngăn sẽ khó lấy từng viên đá nhỏ.
24-25c. Ở các vùng gần cực Bắc hoặc cực Nam của Trái Đất là xứ lạnh, ớ nhiệt độ thấp hơn -39°c thì thuỷ ngân sẽ đông đặc, còn rượu thì đông đặc ở -117°c, cho nên dùng nhiệt kế rượu đo nhiệt độ ở xứ lạnh tốt hơn.
24-25d. - Đoạn AB nhiệt độ tăng từ 30°C đến 80°C, chất này đang ở thể rắn, tới 80°C thì bắt đầu nóng chảy. Để đưa chất này từ 30°C tới nhiệt độ nóng chảy mất 1,5 phút.
Đoạn BC nhiệt độ không đổi, ở 80°C chất này bắt đầu nóng chảy, thời gian nóng chảy kéo dài 3 phút.
Đoạn CD nhiệt độ tăng từ 80°C đến 90°C trong 0,5 phút, chất này ở thể lỏng.
24-25e. - Đoạn AB kéo dài 20 phút nhiệt độ giảm từ 20°C đến o°c, nước ở • thê’ lỏng.
Đoạn BC nước vừa ở thể rắn vừa ở thể lỏng, quá trình này kéo dài 30 phút, trong quá trình đông đặc nhiệt độ của nước không đổi.
Đoạn CD nhiệt độ giảm từ o°c đến -5°c, nước ở thể rắn.
Bài 26 - 27
26-27a. Khi vừa gội đầu xong, nếu ta dùng máy sấy tóc thì tóc sẽ mau khô. Vì tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào gió và nhiệt độ, khi sấy tóc ta đã thổi luồng khí nóng vào tóc làm tăng quá trình bay hơi của nước nên tóc mau khô.
26-27b. Về mùa đông ta thường thấy sương mù, vì trong không khí có hơi nước gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại thành sương.
26-27c. Về mùa lạnh ta thường thấy hơi thở như có "khói trắng". Vì trong hơi thở có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ tạo thành đám như "khói trắng".
26-27d. Khi thổi hơi vào tấm kính, tấm kính bị mờ đi. Là do hơi trong miệng ấm và có nhiều hơi nước khi gặp nhiệt độ thấp của tấm kính sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti làm mờ kính.
26-27e. Những giọt nước lấm tấm ở thành ngoài lon nước ngọt là do hơi nước trong không khí ở phòng ấm gặp lon nước lạnh bị ngưng tụ đọng lại thành giọt ở ngoài lon. .Để một lúc nhiệt độ của nước trong lon cân bằng với nhiệt độ trong phòng ấm thì không còn hiện tượng ngưng tụ, các giọt nước ở ngoài lon cũng bị bay hơi nên biến mất.
Bài 28 - 29
28-29a. Khi đưa trứng lên đỉnh núi cao để luộc thì trứng sẽ khó chín. Là do nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất, mà càng lên cao áp suất càng giảm, trên đinh núi rất cao nước sôi ở nhiệt độ nhỏ hơn 100°C nên luộc trứng sẽ khó chín.
28-29b. Khi bị bỏng bằng dầu sôi nguy hiểm hơn bị bỏng bằng nước sôi là vì nhiệt độ sôi của dầu cao hơn của nước rất nhiều.
28-29c. Áp suất ở trong nồi áp suất cao hơn ở trong nồi thông thường nên nước ì	trong nồi áp suất sôi ở nhiệt độ cao hơn nước trong nồi thông thường.
Do vậy, khi dùng nồi áp suất để ninh hay làm thức ăn mất ít thời gian hơn
nồi thông thường.
28-29d, - Đoạn AB : nước ở trạng thái sôi.
Đoạn BC : nước ở thể lóng và nguội dần.
Đoạn CD : nước đang trong quá trình đông đặc.
Đoạn DE : nước ở thể rắn và nguội dần.
28-29e. - Đoạn AB : nhiệt độ tăng từ 300°C đến 327°c, chì đang ở thể rắn. Quá trình này kéo dài 3 phút.
Đoạn BC nhiệt độ không đổi 327°c, chì vừa ở thể rắn vừa ở thể lỏng (chì đang nóng chảy). Quá trình này kéo dài 3 phút.
Đoạn CD nhiệt độ tãng từ 327°c đến 340°C, chì đang ở thể lỏng. Quá trình này kéo dài 2 phút.
Đoạn DE nhiệt độ không đổi 340°C, chì đang ở thể lỏng (chì đang sôi). Quá trình này EF nhiệt độ giảm từ 340°C xuống 327°c, chì đang ở thể lỏng. Quá trình này kéo dài 5 phút.
Đoạn FG nhiệt độ không đổi 327°c, chì vừa ở thể rắn vừa ở thể lỏng (chì đang đông đặc). Quá trình này kéo dài 3 phút.
Đoạn GF1 nhiệt độ giảm, chì ở thể rắn.