Giải bài tập Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

  • Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trang 1
  • Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trang 2
  • Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trang 3
  • Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trang 4
KHÙNG THẤM Nưúc
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, ỊỊÓ thể dùng bình chia độ, bình tràn.
Lưu ý khi đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước :
ước lượng thể tích cần đo ; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp ; thả chìm vật đó vào chất lỏng đặt trong bình chia độ ; thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật; khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.
Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.
Cách sử dụng bình tràn như sau : Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.
Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý : Lau khô bát trước khi đo ; khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát ; đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Cl. Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ (Vj = 150 cm3) ; thả hòn đá vào bình chia độ ; đo thể tích nước dâng lên trong bình (V2 = 200 cm3) ; thể tích hòn đá bằng v2 - Vị = 200 cm3 - 150 cm3 = 50 cm3.
C2. Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn, thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, ta được thể tích hòn đá.
(2) - dâng lên ; (4) - tràn ra.
C3. a) (1) - thả chìm ; b) (3) - thả ;
C4. - Lau khô bát to trước khi dùng.
Khi nhấc ca ra, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài...
c. v3«=31cm3.
c. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Gợi ý :
Cách 1 : Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng.
Cách 2 (không dùng đĩa) : Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào đầy bát. Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100 cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng.
Cách 3 (không dùng đĩa) : Đổ nước vào đầy bát. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (Vị). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng.
4.4*. Tuỳ theo HS. Phương án gợi ý có thể là :
Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau để có thể làm cho quả bóng chìm trong nước. Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn (Vị) và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc (V2). Thể tích quả bóng bàn bằng V) - v2.
4.5*. Đối với bài tập này HS có thể đưa ra nhiều cách giải quyết, chẳng hạn như :
Cách 1 : Cho viên phấn vào bình chia độ rồi đổ cát vào bình cho ngập viên phấn. Đo thể tích V của cả cát và viên phấn. Lấy viên phấn ra rồi đo thể tích v2 của phần cát còn lại. Thể tích của viên phấn sẽ là Vị - v2.
Cách 2 : Dùng đất nặn (đất sét...) làm khuôn, ép viên phấn vào trong đất nặn, sau đó bổ đôi khuôn, lấy viên phấn ra. Đổ nước đầy vào hai nửa khuôn (bằng bơm tiêm hoặc đổ trực tiếp). Đo thể tích nước trong khuôn (bằng thể tích của viên phấn).
Cách 3 : Gói viên phấn bằng băng dính không thấm nước (hoặc pôliêtilen, đất nặn...). Đo thể tích của viên phấn đã gói (Vj) và thể tích của phần băng dính dùng để gói viên phấn (V2). Thể tích của viên phấn khi đó bằng Vj - v2.
GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về'tính khả thi, tính chính xác,... của từng cách.
4.6*. Gợi ý :
Cách 1 : Đổ nước từ chai vào đầy ca. Chia đôi lượng nước trong ca bằng cách :
Đổ nước từ ca sang bình chia độ, nếu bình chứa hết ca nước, thì một nửa nước trong bình chia độ chính là một nửa ca nước.
Nếu bình chứa 100 cm3, mà trong ca vẫn còn nước, thì ta tiếp tục chia để lấy một nửa số nước còn lại trong ca theo cách trên. Cuối cùng, lượng nước trong các lần chia chính là một nửa ca nước.
Cách 2 : Đo độ cao h của ca bằng thước : Đổ nước tới đúng độ cao bằng y.
Cách 3 : Đổ nước vào ca (khoảng hơn một nửa ca), nghiêng dần ca từ từ cho đến khi điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp nhất của miệng ca ở trên cùng một đường thẳng nằm ngang.
c. Thể tích của vật rắn là V = (100 - 60) + 30 = 70 cm3.
D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì:
Vr = VL+R - VL
c. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong chất lỏng chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể lọt vào bình.
A. Cách 1,3 và 4.
A. 215 cm3.
c. Bình chia độ trong trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa.
D. Viên phấn viết bảng không phải là vật rắn không thấm nước nên không dùng được cách đo này.
Thả chìm vật đó vào chất lỏng đặt trong bình chia độ, thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.
A. Cách đúng là cách của bạn Đông.
D. VR = VL+R - VL = 200 - 150 = 50 ml = 50 cm3.
B. Thể tích phần tràn ra bình chia độ (có ĐCNN 10 m/) bằng thể tích của vật VR - 30 ml - 30 cm3.
Các từ hàng ngang :
- chất lỏng
- ghi kết quả
- bình chứa
- giới hạn đo
- độ chia nhỏ nhất
- bình tràn
- độ dài
- thẳng đứng
- thước kẻ
- thước cuộn
Từ hàng dọc : bình chia độ.
c - BÀI TẬP BỔ SUNG
4a. Một bình tràn chứa được nhiều nhất là 250 cm3 nước, đang chứa 200 cm3 nước. Thả một miếng đồng vào bình này thì thể tích nước tràn ra khỏi bình là 40 cm3. Hỏi thể tích miếng đồng là bao nhiêu ?
4b. Hai viên bi sắt cùng đường kính, một viên bi đặc, một viên bi rỗng. Thả lần lượt từng viên một vào bình chia độ. Biết hai viên bi đều bị chìm. Hỏi mực nước dâng lên trong bình ở hai lần thả có bằng nhau không ? Vì sao ?
4c. Nếu có một cái can mà các vạch chia đã mờ chỉ còn vạch cuối cùng là 1 lít. Em hãy tìm cách chia vạch trên can bằng một bình chia độ có GHĐ 100 ml.