Giải Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946

  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 1
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 2
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 3
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 4
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 5
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 6
  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày  2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 2 -1946 trang 7
CHƯƠNG III
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
BÀI 17
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY
2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946
KIẾN THỨC Cơ BẲN
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Khó khăn
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, kéo theo bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Từ vĩ tuyến 16 trở vào hơn một vạn quân Anh, cũng với danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật nhưng lại tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta
Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu.
Đói, thiên tai, mất mùa.
Tàn dư văn hóa chế độ cũ, 90% dân sô' không biết chữ
Tài chính khô kiệt
Đât nước đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”
Thuận lợi
Nhân dân giành được quyền làm chủ, phân khởi, gắn bó với chế độ
Có Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo
Hệ thông xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao, phong trào đâu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản
Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Xây dựng chính quyền cách mạng
Ngày 6-1-1946, tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các câp
Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiên, lập Ban dự thao Hiến pháp. Ngày 9-11-1946, thông qua Hiến pháp
Chân chỉnh Việt Nam giải phóng quân và đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Đến ngày 22-5-1946, đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người.
Giải quyết nạn đói
Biện pháp trước mắt: “Nhường cơm xẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nâu rượu
Biện pháp lâu dài: tăng gia sản xuất, với khẩu hiệu “Tấc đất tâ'c vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”; bãi bỏ các thứ thuế vô lí
Kết quả: nạn đói dần dần bị đẩy lùi
Giải quyết nạn dôứ
- Ngày 8-9-1945, Hồ Chí Minh kí §ắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ
Kết quả: tổ chức 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục
Giải quyết khó khăn về tài chính
Biện pháp: vận động nhân dân đóng góp. Các phong trào “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”
Kết quả: nhân dàn đóng góp được 370 kg vàng 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”. Ngày 23-11-1946, phát hành tiền Việt Nam
II. Đâ'u tranh chông ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
Thực dân Pháp trà lại xâm lược
Chính phủ Đờ Gòn thành lập đạo quân viễn chinh sang Đông Dương
Ngày 2-9-1945, quân Pháp bắn vào cuộc mít tinh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn
Ngày 6-9-1945, một đơn vị quân Pháp nấp bóng quân Anh đến Sài Gòn
Đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phô' Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai
Nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xăm lược
Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nhâ't tề đứng lên chiến đâ'u. Lực lượng vũ trang đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt tàu Pháp, đánh phá kho tàng, phá nhà giam. Nhân dân không hợp tóc với địch, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phô'; các công sở, trường học, nhà buôn đóng cửa. Chợ không họp, tàu xe ngừng chạy, điện nước bị cắt... Quân Pháp ở trong thành phô'bị bao vây và luôn bị tấn công.
Ngày 5-10-1945, đạo quân viễn chinh đến Sài Gòn, quân Pháp phá vòng vây quanh Sài Gòn - Chợ Lớn rồi đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Cả nước hướng về Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Phong trào “Nam tiến”
ủng hộ Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến
Ý nghĩa, tác dụng
Quân Pháp bị chặn lại ở nhiều nơi, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian củng cố độc lập và chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài
Chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân Nam Bộ - “Thành đồng Tổ quốc” và Nam Trung Bộ
Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
Đối với quân Trung Hoa Dân quốc
Sách lược của ta: hòa hoãn tránh xung đột
Biểu hiện: Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế bộ trưởng, Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch nước; nhận cung câ"p một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông cho quân Trung Hoa Dân quốc, nhận tiêu tiền Trung Quôc
Đối với tố chức phản cách mạng, tay sai Trung Hoa Dân quốc
Kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ và phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì trị tội theo pháp luật
Ban hành một sô" sắc lệnh trân áp bọn phản cách mạng
Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-Ỉ946
Hoàn cành kí kết
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp muôn thôn tính cả nước ta
Để thực hiện ý đồ đó, Pháp thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân Quô"c, kết quả là Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết, Pháp được thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở miền Bắc
Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường lựa chọn: một là cầm vũ khí đứng lên chông Pháp khi chúng đặt chân lên miền Bắc; hai là hòa hoãn với Pháp. Ta chọn con đường thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946.
Nội dung
Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khôi Liên hiệp Pháp
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay-quân Trung Hoa Dân Quôc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, sô quân này sẽ đóng tại những địa điểm qui định và rút dần trong 5 năm
Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đốn cuộc đàm phán chính thức bàn các vân đề về ngoại giao của Việt Nam. chê độ tương lai cua Đông Dương, quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Việt Nam
b. Ỷ HỊỊlũa
Tránh được một cuộc chiên đâu bât lợi vì phải chông iại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình dể củng cô chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lưựng mọi mặt cho cuộc kháng chiên lâu dài chông thực dân Pháp về sau
Tụm ước lĩỊiàỵ 14-9-1946
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ. thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị. Đàm phán ở Phôngtennơblô không mang lại kết quả. Trươc tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, kéo dài thêm thời gian hòa hoãn.
CÂU HỎI VÀ ĐẤPÁN
Câu hỏi
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là
A.	quân Anh.	B.	quân Nhật.
quân Trung	Hoa	Dân quốc. D.	thực dân Pháp.
“Nha bình dân học vụ” là cơ quan chuyên trách về
A.	chông “giặc	dot”.	B.	giáo dục.
văn hóa.	D.	văn hóa, giáo dục.
Cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng” là do ai phát động?
A. Hồ Chí Minh.	B. Chính phủ.
c. Trung ương Đảng.	D. Quốc hội.
Quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước là
A.	Chính phủ.	B.	Hồ Chí Minh.
c.	Quốc hội.	D.	Trung ương Đảng.
Sách lược của ta đôi với quân Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6-3-1946 là
A.	hòa hoãn, tránh	xung	đột.	B.	tránh xung đột.
c.	hòa hoãn, nhân	nhượng.	D.	kiên quyết đôi phó.
Chức vụ cao nhâĩ mà Quốc hội khóa I đã nhường cho bọn tay sai của Trung Hoa Dân quốc là
A. đại biểu Quốc hội.	B. Bộ trưởng.
c. Phó chủ tịch nước.	D. đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng.
Trong việc giải quyết các khó khăn, việc giải quyết khó khăn nào Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu thực hiện trước?
A. Giải quyêt nạn dot.	B. Giải quyết nạn đói.
c. Giải quyết nạn đói và dot.	D. Giải quyết khó khăn tài chính.
Thắng lợi của ta về mặt ngoại giao trong việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946 là
đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc.
Pháp phải cồng nhận Việt Nam là quô’c gia tự do. c. thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc ta.
D. có thời gian để xây dựng lực lượng.
Tự luận
Câu 1. Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa.
Câu 2. Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đô'i với Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc trong thời gian trước ngày 6-3 và từ ngày 6-3-1946?
II. Đáp án
Trắc nghiệm
1D, 2A, 3B, 4C, 5A, 6C, 7B, 8B
Tự luận
Câu 1.
Giai quyết nạn đói:
* Biện pliáp ịỊÍdi quyết
Biện pháp trước mắt: nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm xẻ áo. Nhân dân lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nâu rượu
Biện pháp lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuât nữa!”
Phong trào tăng gia sản xuíớ dây lên khắp cả nước với khẩu hiệu “Tấc đát tâc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”.
Chính quyền cách mạng bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân, chia lại ruộng công.
Kết quả: sản xuâ"t nông nghiệp phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi
Giai quyết nạn dốt
Biện pháp gidi quyết
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ” và kêu gọi nhân dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ
Trường học các cấp khai giảng sớm, bước đầu thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tộc dân chủ.
Kết qua
Trong vòng một năm, từ tháng 9-1945 đến tháng 9-1946 đã tổ chức 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người
Giải quyết khá khăn về tài chính
Biện pháp
Kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp. Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”
Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành trên Việt Nam trên cả
nước
Kết quả
Nhân dân đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”
Khó khăn về tài chính dần dần vượt qua
c. Ý nghĩa của việc giai quyết các khá khăn về kinh tế - rô/ chính, văn hóa - giáo dục
Đưa nước nhà vượt qua khó khăn thử thách, củng cố niềm tin sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cổ vũ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chông thù trong giặc ngoài bảo vệ chế độ mới
Câu 2. chủ trương của Đảng và Chính phủ Cách mạng đối với Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc:
Trước ngày 6-3-1946: hòa với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp
Đối với Pháp
Kiên quyết kháng chiến chống lại chúng, tổ chức các phong trào “Nam tiến”, “Úng hộ Nam Bộ kháng chiến”
Đổi với quân Trung Hoa Dân quốc
Thực hiện sách lược hòa hoãn, tránh xung đột. Nhân nhượng cho chúng một sô" quyền lợi về chính trị, kinh tế.
Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946: hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc
Thực hiện sách lược “hộa để tiến” Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Ta đồng ý để cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc không còn lí do gì để ở lại nước ta phải rút về nước, kéo theo bọn Việt gian t ay sai.