Giải Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ La tinh

  • Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ La tinh trang 1
  • Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ La tinh trang 2
  • Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ La tinh trang 3
  • Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ La tinh trang 4
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các nước Châu Phi
Vài nét về cuộc đâu tranh giành độc lập
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ những năm 50, phong trào đấu tranh chông chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ.
Từ sau năm 1945 đến năm 1975:
Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ Sựa của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18 - 6 - 1953). Cùng năm 1952 Li bi giành được độc lập. Cuộc kháng chiến chông Pháp của nhân dân An giê ri (1954 - 1962) giành được thắng lợi; N'.m 1956, Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành được độc lập; Năm 1958, Ghinê giành độc lập.
Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là Năm Châu Phi.
Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ăngôla chổng thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thông thuộc địa của nó cơ bản bị sụp đổ.
Từ sau năm 1975:
Nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đâu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ giành độc lập dân tộc và quyền sông của con người.
Sau nhiều thập kỉ đâ\i tranh chống sự thống trị của Nam Phi, ngày 18-4- 1980, nhân dân Rôđêdia và ngày 21 - 3 - 1990, nhân dân Namibia tuyên bố độc lập.
Ở Nam Phi, dưới áp lực đấu tranh của người da màu, tháng 11-1993, Hiến pháp mới được thông qua, chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Sau cuộc bầu cử tháng 4-1994, Nenxơn Manđêla lên làm Tổng thống Cộng hòa Nam Phi.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Thu được những thành tựu bước đầu trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn: xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài.
Các nước Mĩ La tinh
Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập
Các nước Mĩ Latinh giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sần sau” và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chông chế độ độc tài là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô
+ Tháng 3-1953 chế độ độc tài quân sự Batixta được thiết lập.
+ Mở đầu cho phong trào đâu tranh chông chế độ độc tài là cuộc tấn công trại
lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy (26-7- 1953). Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập.
Tháng 8-1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh, nhưng phong trào đâu tranh chông Mĩ và chế độ độc tài vẫn phát triển.
Năm 1964 nhân dân Panama dâu tranh đòi thu hồi chủ quyền kênh đào đến năm 1999, Mĩ phải trả lại kênh đào cho Panama. Ở vùng biển Caribê, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, đến năm 1983 đã có 13 quốc gia độc lập.
Hình thức đấu tranh phong phú: đâu tranh vũ trang, bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường. Trong đó đấu tranh vũ trang đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”. Kết quả là các chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập.
Tinh hình phát triển kinh tế - xã hội
Từ sau năni 1945 đến hết thập kỉ 70: đạt được những fhành tựu đáng khích lệ, một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICS) - Efrazin, Áchentina, Mêhicô.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế quốc dân bình quân của khu vực là 5,5%, GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD, năm 1979 là 599,3 tỉ USD.
Riêng Cu ba, dã xây dựng được nền công nghiệp với cơ cấu các ngành hợp lí và nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng, đạt thành tựu cao trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao.
Trong thập niên 80:
+ Kinh tế suy thoái dẫn đến nhiều biến động chính trị. Tăng trưởng kinh tế liên tục giảm: năm 1986 - 3,9%; năm 1987 - 2,7%; năm 1988 - 0,3%; năm 1989 - 0,5%; năm 1990 - 1,2%.
+ Chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Áchentina, mở đầu cho quá trình dân sự hóa chính quyền ở các nước Mĩ Latinh khác.
Trong thập kỉ 90: kinh tế có chuyển biến tích cực, lạm phát giảm, đầu tư nước ngoài lớn: 68 tỉ USD năm 1993 và hơn 70 tỉ USD năm 1994. Tuy nhiên kinh tế nhiều nước vẫn khó khăn; mâu thuẫn xã hội nổi cộm, tham nhũng trở thành quốc nạn.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Trắc nghiệm
Mở đầu cho phong trào đâu tranh chông chủ nghĩa thực dân là cuộc binh biến ở đâu?
A. Ai Cập.	B. Angiêri.
c. Libi.	D. Marốc.
Nhân dân nước nào ở Châu Phi đã kháng chiến chông Pháp 8 năm (1954-1962) giành thắng lợi?
A.	Libi.	B.	Nam Phi.
c.	Angiêri.	D.	Ai Cập.
Có bao nhiêu nước ở châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960?
A.	13 nước.	B.	17 nước.
c.	27 nước.	D.	7 nước.
Mốc đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi là
A.	năm	1994.	B.	năm 1954.
c.	năm	1960.	D.	năm 1975.
Cuộc nội chiến bi thảm nhát năm 1994 diễn ra ở nước nào của Châu Phi?
A.	Libi.	B.	Môdămbích.
c.	Ruanda.	D.	Namibia.
Tiêu biểu cho phong trào đâu tranh chông chế độ độc tài ở Mĩ Latinh là thắng lợi của cách mạng
A.	Cuba.	B.	Brazin.
c.	Áchentina.	D.	Mêhicô.
Hình thức đấu tranh nào đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”?
A.	Bãi công.	B.	Đấu tranh nghị trường.
c.	Đấu tranh vũ trang.	D.	Nổi dậy của nông dân.
về xã hội, vấn đề nổi cộm của Mĩ la tinh là gì?
A.	Tệ nạn xã hội.	B.	Tham nhũng,
c.	Phân hóa giàu nghèo.	D.	Mâu thuẫn xã hội.
Tự luận
Câu 1. Vì sao cuộc đâu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được coi là đấu tranh giải phóng dân tộc? Kết quả của cuộc đấu tranh đó?
Câu 2. Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế - xã hội của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
ĐAPAN
Trắc nghiệm
1A, 2C, 3B,4D, 5C, 6A, 7C, 8D
Tự luận
Câu 1.
Chế độ phân biệt chủng tộc là một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân, vì vậy đánh đổ chế độ phân biệt chủng tộc cũng tức là đánh đổ chế độ thực dân.
Kết quả: tháng 11-1993, Hiến pháp mới xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC) Nenxơn Manđêla được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi - tổng thông người da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi.
Câu 2:
ữ. Thành tựu
Từ sau năm 1945 đến hết thập niên 70
Brazin, Áchentina, Mêhicô trở thành nước công nghiệp mới (NICS)
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%, GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD, năm 1972 là 599,3 tỉ USD.
Cuba xây dựng được nền công nghiệp với cơ câu các ngành hợp lí, nền công nghiệp với sản phẩm đa dạng.
Trong thập niên 90:
Lạm phát giảm còn dưới 30%, một số nước đạt mức lí tưởng, Mêhicô - 4,4%, Bolivia - 4,45%, Chilê - 4,6%
Đầu tư của nước ngoài với khôi lượng lớn, năm 1993 là 68 tỉ USD, năm 1.994 trên 70 tỉ USD.
Khó khăn
về kinh tế, nhiều nước vẫn gặp khó khăn; nợ nước ngoài (năm 1995 là 607,2 tỉ USD)
về xã hội, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm do phân phôi không công bằng, tỉ lệ người nghèo chiếm 46% dân số trong khi có hơn 40 người xếp vào hàng tỉ phú.