Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em

  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 1
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 2
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 3
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 4
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 5
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 6
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 7
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 8
  • Tuần 1. Việt Nam - Tổ quốc em trang 9
Tuần 1
TẬP DỌC	Thư gửi các học sinh
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho thấy được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
* Giải thích từ ngữ:
Ngày tựu trường', ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học
mới.
Đồng bào; nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.
Nô lệ; bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thông trị, áp bức, bóc lột.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI:
So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:
Đây là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành lại được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Từ ngày khai trường này, các em học sinh Việt Nam bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tố tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới.
Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đua bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường qucíc năm châu.
Học sinh học thuộc lòng từ Sau 80 năm giời nô lệ đên nhờ mật phần lớn ở công học tập của các em.
Nội dung bài: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
CHÍNH TẢ
Việt Nam thân yêu
Nghe viết
Trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát
Chú ý: Các từ ngữ dễ sai mênli mông, biển lúa, rập rờn...
Hoàn chỉnh bài văn'Ngày độc lập
Lời giải đúng
Các tiếng cần điền vào: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết,
của, kiên, kỉ.
3. Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống
Âm đầu
Đứng trước i, ê, e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ"
Viết là ngh
Viết là ng
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Từ đồng nghĩa
NHẬN XÉT
Bài tập 1
xây dựng - kiến thiết', nghĩa các từ này giông nhau vì cùng chỉ một hoạt động.
vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm: nghĩa các từ này giông nhau vì cùng chỉ một màu vàng.
Những từ có nghĩa giông nhau như thế là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
xây dựng và kiến thiết: có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng giông nhau hoàn toàn là làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế.
vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm: không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giông nhau
+ vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín
+ vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên.
+ vàng lịm: chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt ngào.
GHI NHỠ
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giông nhau Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù...
Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: hổ, cọp, hùm...
Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
Ví dụ:
ăn, xơi, chén... (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đôi với người đốì thoại hoặc điều được nói đến).
mang, khiêng, vác... (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Lời giải đúng: + nước nhà - non sông.
+ hoàn cầu - năm châu
Bài tập 2:
Lời giải: - Đẹp-, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, ...
To lớn: to lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ,....
Học tập-, học, học hành, học hỏi,....
Bài tập 3: Đặt một câu với một cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được:
Quê hương em rất tươi đep
Phong cảnh đất nước thật mĩ lê.
KỂ CHUYỆN	Lý Tự Trọng
Nội dung truyện:
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo.
Mùa thu năm 1929, anh về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, ■ chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho công việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sôt ruột, quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại chực khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trôn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào. Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới, định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trôn kịp, anh bị giặc bắt.
Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh.
Trong nhà giam, anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chi có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác...
Thực dân Pháp bất châ'p dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931.
Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.
(Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG)
TẬPĐỌC Quang cảnh làng mạc ngày mùa
CÁCH ĐỌC
Giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn mạnh những từ ngữ tả màu vàng khác nhau của cảnh, vật.
* Giải thích từ ngữ:
Tràng hạt bồ đề'. Chuỗi hạt được xâu lại bằng dây mà các nhà sư thường đeo để vừa lần từng hạt vừa niệm Phật.
Trù phú: nghĩa đen là đông đúc, giàu có. Trong bài này chữ trù phú dùng với nghĩa là no ấm.
II. GỢl ý tìm hiểu bài
1. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó:
vàng xuộm vàng hoe vàng lịm vàng ối
vàng tươi chín vàng vàng xọng vàng giòn vàng mượt vàng mới
lúa
nắng
xoan
lá mít, tàu lá chuôi
tàu đu đủ, lá sắn héo
quả chuối
bụi mía
rơm, thóc
gà, chó
mái nhà rơm
Dựa vào inột số gợi ý sau, các em học sinh tham khảo để trả lời câu hỏi 2.
+ vàng xuộm - màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
+ vàng hoe - màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.
+ vàng lịm - màu vàng của quả chín gợi cảm giác rất ngọt.
+ vàng ối - vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.
+ vàng tươi - màu vàng sáng
+ vàng xọng - màu vàng gợi cảm giác mọng nước
+ vàng giòn - màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.
+ vàng mượt - màu vàng gợi tả những con vật béo tốt,-có bộ lông óng ả, mượt mà.
+ vàng mới - màu vàng của rơm mới.
Những chi tiết về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động.
Về thời tiết: Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hai thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa. -> Thời tiết của ngày mùa được miêu tả ớ đây rết đẹp.
Về con người: Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai củng vậy, cứ buông bát đũa là di ngay, cử trở dậy là ra đồng ngay —> Con người ở đây chăm chỉ, mải miết,
HTTV5.tập 1 - 9
say mê với công việc. Hoạt động của con người càng làm cho bức tranh làng quê thêm sinh động.
Bài văn thể hiện tình cảm thương yêu tha thiết của tác giả đô'i với con người, với quê hương. Phải tha thiết yêu quê hương, tác giả mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế.
Nội dung: Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, trù phú và sinh động, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đô'i với quê hương.
TẬPLÀMVĂN Câu tạo của bài văn tả cảnh .
NHẬN XÉT
Bài tập 1: Bài văn Hoàng hôn trển sông Hương có ba phần:
Mở bài (từ đầu đến trong thànli phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này): Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn xuống.
Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chắm dứt) : Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phô' lên đèn. Phần này có hai đoạn:
Đoạn đầu từ Mùa thu đến hai hàng cây: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tô'i hẳn.
Đoạn 2 (còn lại): Hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phô' lên đèn.
Kết bài: (câu cuối): Sự thức dậy của Huê' sau hoàng hôn.
Bài tập 2
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận cảnh theo thứ tự:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+ Tả các màu vàng râ't khác nhau của cảnh, vật.
+ Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian theo thứ tự.
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huê' lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tô'i hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, mặt sông từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phô' lên đèn.
+ Tả sự thức dậy của Huê' sau hoàng hôn.
Ghi nhớ: Bài văn tả cảnh thường có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
LUYỆN TẬP
Cấu tạo của bài văn Nắng trưa: ba phần
Mở bài: (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa. Có bôn đoạn:
Đoạn 1: (từ Buổi trưa trong nhà đến bốc lên'mãi): Hơi đât trong nắng trưa dữ dội.
Đoạn 2: (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mi mắt khép lại): Tiếng võng đưa và tiếng hát ru em trong nắng trưa.
Đoạn 3: (từ Con gà nàọ đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
Đoạn 4: (từ Ầy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ đồng nghĩa
* Bài tập 1
Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh:
+ Xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngát, xanh um, xanh thẫm, xanh sẫm, xanh rờn, xanh mượt, xanh đen, xanh rì, ...
+ Xanh lơ, xanh nhạt, xanh non, ...
Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ:
+ Đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ chót, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ choét, đỏ hỏn, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ nhừ, đỏ ô'i, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tía, ...
+ Đỏ ửng, đỏ hồng, ...
Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng.
+ Trắng tinh, trắng toát, trắng muô't, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột, trắng bóc, trắng nhởn, trắng ởn, trắng bong, trắng bốp, trắng lóa, trắng xóa, trắng bạch, trắng bệch, ...
+ Trắng ngà, trắng mờ, ...
Các từ đồng nghĩa chỉ niàu đen:
+ Đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen giòn, ...
+ Đen lánh, đen láng,...
Bài tập 2: Học sinh tự đặt câu.
Ví dụ: - Sau vườn em là một vườn cải mới lên xanh mướt.
Từng búp hoa lan trắng ngần giữa vòm lá xanh non.
Mái tóc của Hà đen lánh.
Bài tập 3: Lời giải đúng:
Suốt đêm thác réo điên cuồng. Mặt trời vừa nhó lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên dường.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập tả cảnh
Bài tập 1
Những sự vật tác giả tả trong buổi sớm mùa thu
Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.
Những giác quan tác giả sử dụng để quan sát.
Xúc giác-, thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
Thị giác: Thấy mầy xám đục, vòm trời xanh vời vợi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và những bó huệ trắng muốt, bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
Một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả
Rất nhiều nhưng có thể chọn một chi tiết bất kỳ nào đó:
Ví dụ: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi.
Bài tập 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trong công viên.
Mở bài:
Công viên ở thành phô' vào buổi sáng thật đẹp.
Đây là nơi mọi người thường đến để tập thể dục buổi sáng.
Thân hài
Trời chưa sáng hẳn:
Không khí trong lành, mát mẻ.
Ánh đèn điện bên vệ đường tỏa sáng.
Cây lá còn ướt đẫm sương đêm.
Đường đi sạch và vắng.
Gió từ hồ nước thổi lên mát rượi.
Hòn non bộ sừng sững giữa mặt hồ vắng lặng.
Lác đác những người lớn tuổi đến tập thể dục dưỡng sinh.
Trời sáng
Vòm trời trong xanh
Cây cối như bừng tỉnh giấc
Những bồn hoa trải dài như tấm thảm đủ màu.
Từng tóp người tập thể dục, chơi cầu lông, bóng chuyền,...
Mặt trời lên
Ánh nắng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá.
Cây cốì òa tươi trong nắng sớm
Những giậu hoa rực rờ dưới ánh mai hồng.
Mọi người lần lượt ra về với tâm trạng phấn khởi, vui tươi.
Kết bài
Em rất thích đến công viên để thư giãn, thưởng thức không khí trong lành.
Em mong công viên ở quê em luôn là cảnh quan tươi đẹp, văn minh.