Tuần 9. Con người với thiên nhiên

  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 1
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 2
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 3
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 4
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 5
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 6
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 7
  • Tuần 9. Con người với thiên nhiên trang 8
Tuần 9
TẬP ĐỌC	Oái gì quý nhất
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
Chú ý phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo.)
* Giải thích từ:
vô vi', nghĩa đen là nhạt nhẽo, không mùi vị, nghĩa dùng trong bài là tẻ nhạt, không có gì là thích thú, không có ý nghĩa gì.
I!. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
1- 2. Theo Hùng, lúa gạo là quý nhất trên đời vì lúa gạo’nuôi sô'ng con người.
Theo Quý, vàng là quý nhất trên đời vì có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Theo Nam, thì giờ là quý nhất trên đời vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
3. Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhâ't. Trước tiên thầy tôn trọng ý kiến của ba bạn nhỏ, lập luận có trình tự: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Khẳng định cái đúng của ba bạn học sinh thầy nêu ra ý kiến mới của thầy sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
Có thể đặt tên bài văn là Cuộc tranh luận thú vị vì nội dung bài thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ.
Nội dung: Cuộc tranh luận của các bạn học sinh nhằm đề cao sức lao động sáng tạo của con người.
CHÍNH TẢ
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
1. NHỚ VIẾT
Đúng chính tả bài thơ. Trình bày đúng các khố thơ, các dòng thơ theo thể thơ tự do.
Chú ý viết đúng những từ phiên ám tiếng nước ngoài (ba-la-lai-ca...).
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 2 Lời giải
la-na
lẻ - nẻ
lo - no
lở - nở
la hét - nết na
con la - quả na
lê la - nu na nu nông
la bàn - na mở mắt
lẻ loi - nứt nẻ
tiền lẻ - nẻ mặt
đứng lẻ - nẻ toác
lo lắng - ăn
no
lo nghĩ - no nê
lo sợ - ngủ no mắt
đất lở - bột nở
lở loét - nở hoa
lở mồm long móng - nở mày 11Ở mặt
b)
man — mang
vần - vầng
buôn - buông
vươn - vương
lan man - mang vác
khai man -
con mang
nghĩ miên man -
phụ nữ có mang
vần thơ - vầng trăng
vần cơm - vầng trán mưa vần vũ - vầng mặt trời
buôn làng - buông màn
buôn bán - buông trôi
buôn làng - buông tay
vươn lên - vương vấn
vươn tay - vương tơ
vươn cổ - vấn vương
* Bài tập 3: Gợi ý
Từ láy ám đầu l: la liệt, la lối, lả lướt, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lủ, làm lụng, lanh lảnh, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè, lẳng lặng, lặng lẽ, lắt léo, lấp lóa, lấm láp, lấp lửng, lập lòe, lóng lánh, lung linh, long lanh,...
Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, làng nhàng, chàng mang' loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, vang vang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, bắng nhắng, lõng bòng, lông bông, leng keng, bùng nhùng, lúng túng, lủng củng,...
LUYỆNTỪVÀCÂU Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Bài tập 1
Đọc mọt lượt bài Bầu trời mùa thu.
Bài tập 2
Lời giải
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh’, xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
Những từ ngữ thể hiện sự nhàn hóa', rửa mặt / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm/ nhớ /ghé sát / cúi xuống ỉ lắng nghe Itỉml.
Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc / cao hơn.
Bài tập 3
Học sinh viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp ớ quê mình, cần dùng các từ gợi tả, gợi cảm và so sánh
Ví dụ:
Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ Nhũng chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuồng cánh đồng để điểm tâm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Tất cả đã .làm cho bức tranh của làng quê thêm sống động.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác.
,	Bài tham khảo
Trong lớp em, bạn Ngọc có ông bà ngoại ở cồn Tàu. Cái cù lao nhỏ ấy có nhiều khu vườn rộng rãi, trái ngọt cây lành trù phú. Thế là chúng em - một sô' bạn chơi thân với Ngọc nhân dịp nghỉ học kì, đã đến thăm ông bà của Ngọc.
Chiêc xuồng chở năm bạn nhỏ chúng mình rời bến. Nhỏ Ngọc và nhỏ Nga - hai con rái cá của miền sông nước này - lãnh việc chông chèo. Hai đứa ra lệnh bọn em phải ngồi yên. Nước đang lớn, sông Cửa Trung ít sóng nên không đầy mười phút sau, xuồng chúng em đã qua bờ' bên kia. Vào lạch nhỏ, chiếc xuồng lại luồn lách giữa chằng chịt hai bên bờ toàn là cây trái. Chẳng mâ'y chô'c, xuồng cặp bến. Được biết trước nên hai ông bà của Ngọc mừng rỡ ra đón chúng em. Theo bước của ông bà, chúng em lên bến, đi vào một khu vườn xanh mượt nhiều loại cây trái khác nhau.
ơ kìa! Bao nhiêu là thứ trái cây ẩn mình trong bóng lá. Những trái chôm chôm chín đỏ trĩu cành. Những trái bọòng boong màu vàng in hình xuống mặt nước xanh mát của con rạch nhỏ. Che rợp cả khoảng vườn là những cây măng cụt xòa tán rộng rinh. Ngọc dẫn chúng em đến một dãy nhãn xanh, trái đơm trĩu trịt từng chùm và giới thiệu đó là giông nhãn hột tiêu. Nhờ ông ngoại giải thích, chúng em mới biết. Thì ra, sở dĩ có tên là nhãn hột tiêu vì hột nhãn nhỏ như hột tiêu. Tách trái nhãn này ra toàn là cơm., ngon tuyệt vời. Chúng em cứ ngỡ như lạc vào xứ sở thần tiên. Mùi sầu riêng, mùi mít tô' nữ thoang thoảng ngọt ngào. Lóa cả mắt, chúng em bị mê hoặc bởi biết bao màu sắc của nhiều tầng bậc: tầng thấp, tầng cao của cây trái từ màu vàng của boòng boong, của cóc chín, màu trăng trắng của nhãn đến màu nâu sậm của măng Cụt...
Trước mắt chúng em, cây nào cũng sum suê, trái đơm cành trĩu, đan vào nhau làm thành một chiếc dù xanh khổng lồ xòe ra giữa trời trưa nắng gắt.
Chúng em ngồi xuống một gốc chôm chôm. Ông bà ngoại cho phép chúng em vào tiệc. Ba quả sầu riêng to được khui ra thơm nửc mũi. Các loại trái cây khác cũng được dọn ra. Chúng em tha hồ ăn...
Khi trời đã về chiều, chúng em mới xin phép ông bà ngoại để xuống xuồng ra về. Tới nhà rồi mà mùi hương cây trái dường như cứ vương vâ'n theo em. Khu vườn tuyệt vời ấy đã đi vào giấc ngủ của em vào buổi tô'i hôm ấy.
TẬP ĐỌC	Đất Cà Mau
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
Diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (mưa dông, đổ ngay, hối hả, đất xốp, đất nẻ chân chim...) làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở đất Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
*■ Giải thích từ ngữ:
hằng hà sa số: nghĩa đen là sô' cát ỏ' sông Hằng (Ân Độ), nghĩa thường dùng là nhiều vô kể, không thể đong, đo, đếm được.
huyền thoại: là'những câu chuyện mang nhiều chi tiết kì ảo, bí ẩn.
tinh thần thượng võ: lòng ham mê rèn luyện võ thuật.
II. GỢl ý tìm hiểu bài
Mưa ở Cà Mau có khác thường đó là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
Cây cối trên đất Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài cắm sâu vào lòng đâ't để chông chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thich'ke và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
Bài văn có 3 đoạn:
Đoạn 1 từ đầu đến nổi cơn dông-
Đoạn 2 từ Cà Mau đất xốp ... đến bằng thân cây đước
Phần còn lại.
Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
* Bài tập 1
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vâ'n đề: Cái gì quý nhất trên đời?
b) Ý kiến và lí le của mỗi bạn
Ý kiến của mỗi bạn Hùng: Quý nhâ't là lúa gạo Quỷ: Quý nhất là vàng
Nam: Quý nhất là thì giờ
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
Có ăn mới sông được.
Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
c) Ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo
Thầy giáo muôn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?
Thầy đã lập luận như thế nào?
Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
Người lao động là quý nhất.
Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị. Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:
Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình).
Nêu câu hỏi “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí).
* Bài tập 2
Học sinh đóng vai, nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
* Bài tập 3
Muôn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện:
Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận nếu không thì không thể tham gia thuyết trình tranh luận.
Phải có ý kiến riêng về vấn đề thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là chưa hiểu rộ ràng, sâu sắc vấn đề hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ dễ nói dựa, nói theo người khác.
Phải biêt cách nêu lí lẽ và dẫn chứng. Có ý kiến rồi còn phải biết trình bày lập luận đế thuyết phục người đối thoại.
Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đốì thoại, tránh nóng nảy, bảo thủ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Đại từ
I. NHẬN XÉT * Bài tập 1
- Những từ in đậm ở đoạn a {tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ {chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ â'y.
Bài tập 2
Từ vậy thay cho từ thích, từ thế thay cho từ quý.
Như vậy, cách dùng các từ này cũng giông như cách dùng các từ nêu ở BT1 (thay thế cho từ khác để khỏi lặp).
GHI NHỚ
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Các từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ Bác Hồ.
Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
Bài tập 2
Các đại từ trong bài ca dao là mày (chỉ cái cò), ông (chỉ người đang nói), tôi (chỉ cái cò), nó (chỉ cái diệc).
Bài tập 3
Lời giải
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Bài tập 1: Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
Chọn nhân vật Đất:
Không có ánh sáng cây có thể kéo dài sự sông, dù nó khăng khiu, yếu ớt. Nhưng nếu không có tôi thì cây biết mọc vào đâu? Tôi là nơi để cây xanh tồn tại, đâm rễ hút chất màu. Hãy thử nhổ cây lên xem nào! Không có tôi để cây bám vào thì cây có thể ngừng “thở” đấy các bạn ạ! Tôi thật sự cần thiết nhất đối với cây xanh.
Chọn nliăn vật Nước:
Tôi rất cần cho cây xanh. Có những cây chỉ cần sông trong nước mà không cần đến đất. Cũng như con người, ai cũng cần thức ãn nhưng không thể thiếu nước. Tôi quan trọng với cây xanh như máu đôi với cơ thể con người. Nếu thiếu tôi, châ't màu sẽ không trở thành dưỡng chất đế’ chuyển đến các bộ phận trong cây, nuôi cây lớn lên. Bởi vậy, nếu thiếu tôi thì cây sẽ còi cọc, chậm phát triển, héo rễ và sẽ chết. Vậy tôi cũng không kém phần quan trọng đôi với cây xanh.
Chọn nhân vật Không khí:
Nếu có Đât và Nước mà thiếu tôi thì cây sẽ như thế nào nhỉ? Cây có thế’ nhịn ăn, nhịn uô'ng vài ngày nhưng không thể nhịn thở. Tôi sẽ giúp cho cây thực hiện quá trình hô hấp và quang hợp. Cứ cho là các bạn quan trọng đi, nhưng không có tôi, cây xanh đâu có.sông được. Thử nhổ cây con bỏ vào tròng bình kín! Cây sẽ héo rũ đi thôi. Như thế chẳng phải tôi là quan trọng nhâ't hay sao?
Chọn nhân vật Anh sáng:
Thiếu tôi tức là chỉ ban đêm, lúc nào bầu trời cũng đen tôĩ. Không có ánh sáng làm sao cây có chất “diệp lục” để lá cây có được màu xanh. Thậm chí, cây sẽ rụng hết lá, còi cọc, khẳng khiu... Bởi vậy, tôi rất quan trọng đối với cây xanh. Nhưng nghe các bạn phát biểu, tranh luận, tôi nhận ra cả bôn chúng ta đều cần thiết cho sự sống của cây xanh. Đất cung cấp chất màu, Nước vận chuyển dưỡng chất, Không khí cấp dưỡng khí cho cây thở và tôi giúp cho cây có được màu xanh.
Bài tập 2
Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn (trong bài ca dao).
Sẽ ra sao nếu chúng ta không có ánh sáng của đèn. Những đêm không có ánh sáng của trăng và ánh sáng của điện đèn, ta nhờ vào ánh sáng của đèn để làm việc, học bài hay đọc sách. Đèn rất hữu ích cho con người. Nhưng không vì thế mà có thể coi thường trăng. Gió có thế’ làm tắt đèn nhưng không thể làm mât đi ánh sáng của trăng. Trăng đem lại vẻ thơ mộng của đất trời, cảnh vật. Trăng làm cho tâm hồn con người thêm phong phú yêu đời. Ó’ những nơi không có ánh đèn, trăng giúp con người đi lại, sinh hoạt, vui chơi. Nhưng nếu vì thế mà xem thường đèn thì thật sai lầm. Trăng cũng có lúc bị mờ bởi những đám mây che. Hơn nữa, ánh sáng của trăng không đủ giúp con người đọc sách hay làm bài. Trăng rất tuyệt vời nhưng không thế’ thiếu đèn. Chính vì thế, cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sông con người.