Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em

  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 1
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 2
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 3
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 4
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 5
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 6
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 7
  • Tuần 2. Việt Nam - Tổ quốc em trang 8
Tuần 2
TẬP ĐỌC	Nghìn năm văn hiến
NỘI DUNG
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch một văn bản khoa học thường thức có bảng thông kê, giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.
GỢl ý tìm hiểu bài
Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thê kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuô'i cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- Triều đại tố’ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê - 104 khoa thi - Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê - 1780 tiến sĩ.
Bài văn giúp em hiếu được: Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì nền văn hiến nước ta.
Nội dung bài: Việt Nam có truyền thông khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến của nước ta.
CHÍNH TẢ	. Lương Ngọc Quyến
I. NGHE VIẾT
Viết đúng, trình bày đúng bài chính tả.
Chú ý viết đúng danh từ riêng; ngày, tháng, năm; những từ khó viết: mưu, khoét, xích sắt,...
• II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 2
Trạng (vần ang), nguyên (vần uyển), Nguyễn (vần uyên), Hiền (vần iên), Khoa (vần oa), thi (vần ỉ).
làng (vần ang), Mộ (vần ô), Trạch (vần ach), huyện (vần uyên), ẩm (vẫn âm), Bình (vần inh).
* Bài tập 3
Tiếng
Vần
Âm đệm-
Âm chính
Âm cuối
trạng
a
ng
nguyên
u
yê
n
Nguyễn
u
yê
n
Hiền
iê
n
Khoa
0
a
thi
i
làng
a
ng
Mộ
ô
Trạch
a
ch
huyện
u
yê
n
Cẩm
â
m
Bình
i
nh
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: TỔ quốc
Bài tập 1
- Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu:
+ Bài Thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
Bài tập 2:
Ngoài ra còn có các từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: quôc gia, đất nước, giang san, quê hương.
Bài tập 3: Những từ chứa tiếng quốc:
Vệ quốc : bảo vệ Tố quốc
Ái quốc : yêu nước Quốc gia : nước nhà
Quốc ca : bài hát chính thức của đất nước dùng trong nghi lễ trọng thể
Quôc dân
: nhân dân trong nước
Quốc doanh
: do Nhà nước kinh doanh
Quốc hiệu
: tên gọi chính thức của một nước
Quốc học
: nền học thuật của nước nhà
Quốc hội
: cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước
Quốc hồn
: tinh thần đặc biệt tạo nên sức sông của một dân tộc
Quôc huy
: huy hiệu tượng trưng cho một nước
Quốc hữu hóa
: chuyển thành của Nhà nước
Quốc khánh
: lễ kỷ niệm ngày có sự kiện trọng đại nhất của một nước
Quốc kì
: lá cờ tượng trưng cho một nước
Quốc lập
: do Nhà nước lập ra
Quốc ngữ
: tiếng nói chung của cả nước
Quốc phòng
: giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước
Quốc sách
: chính sách quan trọng của một nước
Quốc sắc
: sắc đẹp nổi tiếng trong cả nước
Quốc sỉ
: điều sỉ nhục chung của cả nước
Quốc sử
: lịch sử nước nhà
Quốc sự
: việc lớn cùa đât nước
Quốc tang
: tang chung của đất nước
Quốc tế
: mối quan hệ giữa các nước trên thế giới
Quốc tế ca
: bài hát chính thức cho các đảng cộng sản của giai cấp
công nhân các nước trên thê giới.
Quốc tế ngữ
: ngôn ngữ chung cho các nước trên thế giới
Quôc thể
: danh dự của một nước
Quốc tịch
: tư cách là công dân của một nước
Quốc trưởng
: người đứng đầu một nước
Quốc túy
: tinh hoa trong nền văn hóa của một dân tộc
Quốc văn
: sách, báo tiếng nước nhà, văn học của nước mình
Quô'c vương
: vua một nước
* Bài tập 4: Học sinh tự đặt câu theo yêu cầu.
Ví dụ:
Quê hương tôi ở Tiền Giang, đây là mảnh đất trù phú của Đồng bằng sông Cửu Lorĩg, bốn mùa cây lành trái ngọt.
Gò Công chính là quê mẹ của tôi.
Vùng đất cù lao Tân Thới là quê cha đất tổ của chúng tôi.
- Dù đã ở xa nhưng tôi cũng chỉ mong được về sống tại nơi chôn rau cắt rốn của mình.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ví dụ:
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
Được tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bấc Bình Vương Nguyễn Huệ hội các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vương lên ngôi vua để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lâ'y hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An nghỉ lại 10 ngày tuyển thêm binh, cả thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi. Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mắt tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán trước, để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Vua Quang Trung chia đại quân ra làm 5 đạo:
2 đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu, để tiếp ứng mặt hữu và chận đường quân Thanh chạy về.
2 đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.
Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng ra Thăng Long.
Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trung phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó, không đế một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung đến vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, nộp cả quân lương, khí giới.
Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chông không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngốn ngang khắp đồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đều tử trận.
Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đông Đa. sầm Nghi Đông chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuối thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.
Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.
* Giải thích từ ngữ:
đại phá: đánh lớn và thắng lớn
Bắc Bình Vương: chức vị của Nguyễn Huệ trước khi lên ngôi vua trở thành Hoàng đế Quang Trung.
quân thủy: quân sĩ dùng thuyền đánh trên sông nước, quân bộ là quân sĩ đánh trên mặt đất.
Tết Nguyên Đán: tết đầu năm âm lịch.
mặt hữu: mặt phải (phía phải)
mặt tả: mặt trái (phía trái)
Đạo trung quân: Đạo quân đi chính giữa
quan lộ: đường cái quan, đường chính do Nhà nước quản lý
điều khiển: sắp đặt và chỉ đạo
quân lương: lương thực của quân đội
tử trận: chết trong trận đánh
kịch chiến: đánh nhau quyết liệt, dữ dội
ấn tín: nghĩa đen là cái ấn để làm tin, cần hiểu là cái ấn (con dấu) để chứng tỏ quyền lực của một vị tướng.
ngự bào: áo của nhà vua
TẬP ĐỌC	Sắc màu em yêu
CÁCH ĐỌC
Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài tha thiết ở khổ thơ cuối.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu.
Sắc màu nào cũng gợi ra nhiều hình ảnh về con người và sự vật xung quanh.
Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên.
Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời.
Màu vàng: màu của lúa chín, hoa cúc mùa thu, nắng trời
Màu trắng: màu của trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bà
Màu đen: màu của hòn than óng ánh, đôi mắt em bé, màn đêm yên tĩnh
Màu tím: màu của hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, màu mực
Màu nâu: màu chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đát đai, gỗ rừng.
Em nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó vì các sắc màu đó đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý.
Bài thơ cho biết bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước mình.
Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn đốì với quê hương, đất nước.
TẬP LÀM VĂN	Luyện tập tả cảnh
Bài tập 1: Học sinh tự tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng ở công viên.
Trời hửng sáng, hoa lá như bừng tỉnh giấc. Những bồn hoa trong công viên trải dài như tấm thảm đủ màu. Trước mắt em là một không gian khoáng đãng. Bầu trời trọng xanh và cao vời vợi. Trên mấy cây cao, những chú chim sâu nhảy nhót chuyền cành. Chúng líu lo ca hót như đón chào một ngày mới thật đẹp, thật sảng khoái.
Mặt trời lên, ánh nắng chan hòa cùng cảnh vật. Cây lá tươi xanh trong nắng sớm. Những giậu hoa rực rõ' dưới ánh mai hồng. Cây hoa sữa tỏa hương thơm ngát, những bông hoa li ti rơi xuống thảm cỏ xanh, vài giọt sương long lanh còn đọng trên đầu ngọn cỏ như những viên kim cương bé nhỏ. Tất cả đã làm cho công viên của thành phô' quê em thêm đẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bài tập 1:
Mẹ, má, u, bầm, bu, mạ là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ vắng vé, hiu quạnh, váng teo, vắng ngất, hiu hắt.
Bài tập 3
Ví dụ một đoạn văn:
Trước mắt em, cánh đồng mênh mông trái rộng. Một màu vàng dịu mát trong một buổi sớm bình yến. Quanh dây, thoang thoảng một mùi hương lạ lùng, mùi thơm bát ngát của đồng lúa vừa chín tới. Mặt trời từ từ nhô lên, ánh sáng lấp lánh tõa xuống mặt đất. Em bước xuống bờ ruộng rồi khẽ cầm lên tay một bỗng lúa nhiều hạt còn lóng lánh sương đêm. Những hạt lúa chắc nịch đã gây cho em một cám giác đầy thú vị.
TẬPIÀMVĂN Luyện lập làm báo cáo thống kê
Bài lập 1
a) Nhắc lại các số liệu thông kẽ trong bài:
Từ 1075 đến . 1919 số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ 2.896
Sô' khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại.
Triều đại
Sô' khoa thi
Sô' tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6 ■
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
- Sô' bia và sô' tiến sĩ (số khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay: Số bia - 82, sô' tiến sĩ có tên khắc trên bia - 1306.
Các sô' liệu thông kê được trình bày dưới hai hình thức:
Nêu số liệu (sô' khoa thi, sô' tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và sô' tiến sĩ có tên có khắc trên bia còn lại đến ngày nay):
Trình bày bảng sô' liệu (so sánh sô' khoa thi, sô' tiến sĩ, sô' trạng nguyên của các triều đại).
Tác dụng của các sô' liệu thông kê:
Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh .
Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thông văn hiến lâu đời của nước ta.
* Bài tập 2
Ví dụ một bảng thống kê:
Tổ
Sô' học sinh
Nữ
Nam
Khá, giỏi
TỔ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
5
4
7
Tổ 3
8
3
5
5
Tổ 4
8
5
3
6
Tổng sô' học sinh trong lớp
33
17
16
23