Tuần 14. Vì hạnh phúc con người

  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 1
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 2
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 3
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 4
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 5
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 6
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 7
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 8
  • Tuần 14. Vì hạnh phúc con người trang 9
Chuỗi ngọc lam
Tuần 14
TẬP ĐỌC
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Chú ý phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên. Chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
GỢl ý tìm hiểu bài
Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc (cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là sô' tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giây ghi giá tiền...)
Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e hay không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu?
Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành được.
Nội dung: Ca ngợi ba nhân vật trong câu chuyện đều là những con người nhân hậu, biết sông vì nhau, biết đem lại cho nhau hạnh phúc, niềm vui.
II. LUYỆN TẬP
a)
Tranh ảnh, bức tranh, tranh giành, tranh thủ, tranh công, tranh việc...
trưng bày, đặc trưng, trưng cầu, trưng dụng, trưng thu...
trúng đích, bắn trúng, trúng độc, trúng tuyển, trúng tủ, trúng cử...
leo trèo, trèo cây, trèo cao ngã đau...
quả chanh, chanh chua, lanh chanh,...
bánh chưng, chưng cất, chưng mắm, chưng hửng...
chúng ta, chúng mình, chúng tôi, dân chúng, công chúng, chúng sinh...
hát chèo,chèo đò, lái chèo, chèo chông...
b)
con báo, tờ báo, báo chí, báo tin, báo oán, báo hại, báo cáo,...
lên cao, cao vút, cao ngất, cao ốc, cao kì, cao sang, cao nguyên, cao đẳng, cao niên, cao siêu, cao tay,
cao điểm,...
lao động, lao khổ, lao công, lao lực, lao đao, lao tâm, lao xao, lao nhao, bệnh lao, lao nhanh, phóng lao,...
chào mào, mào gà, mào đầu,...
báu vật, kho báu, quý báu, châu báu,...
cây cau, cau có, cau mày, cau cảu,...
lau nhà, lau sậy, lau lách, lau nhau, lau láu,...
bút màu, màu sắc, màu đỏ, màu mè, màu mỡ, hoa màu,...
* Bài tập 3
(hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Ôn tập về từ loại
Bài tập 1: Lời giải
Danh từ riêng trong đoạn-. Nguyên
Danh từ chung trong đoạn'. Giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm.
Bài tập 2: Lời giải
Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ: Long An, Tiền Giang, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi...
Khi viêt tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Ví dụ: Pa-ri, An-pơ, Đa-nuýp, Vích-to Huy-gô.
Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết giôìig như cách viết tên riêng Việt Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha.
Bài tập 3
Lời giải: Chị, em, tôi, chúng tôi.
Bài tập 4: Lời giải
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gỉ?
Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
d) Danh từ tham gia bộ phận vị ngư
Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn.
Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hai hàng-nước mắt kéo vệt trên má.
Nguyên (danh từ) cười rồi đưa tay lên quệt má.
Tôi (đại từ) chẳng buồn lau mặt nữa.
Chúng tôi (đại từ) đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu...
Mùa xuân mới (cụm danh từ) bắt đầu.
Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé.
Chị (đại từ gốc danh từ) sẽ là chị gái của em mãi mãi.
Chị là chị gái của em nhé!
Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Danh từ làm vị ngữ (từ chị trong hai câu trên) phải đứng sau từ là.
KỂ CHUYỆN	Pa-xtơ và em bé
Ngày 6 - 7 - 1885, chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Giô-dép bị mười bốn vết cắn ở tay, vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Cuộc sông của em chỉ tính từng ngày. Em sẽ chết như tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.
Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mất đỏ hoe của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại. Ong xúc động nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương này sẽ lên cơn điện dại, lịm dần vì tê liệt, hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết.
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư: “Có thể làm gì cho em bé?”, vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người. Ông muôn cứu em bé nhưng không đám lấy em làm vật thí nghiệm. Nhỡ có tai biến thì sao? Nhưng không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe dọa tính mạng em.
Ngày hôm sau, Pa-xtơ đi đến quyết định: phải tiêm vắc-xin mới có hy vọng cứu em bé. Ngay chiều ấy, 7 - 7 - 1885, một vài giọt vắc-xin chống dại đã được tiêm vào dưới da bụng của Giô-dép. Những ngày sau, Pa-xtơ tiếp tục cho tiêm vắc-xin có độc tính tăng dần. Chín ngày trôi qua với Pa-xtơ dài dằng dặc như chín tháng.
Nhưng phát tiêm quyết định là phát thứ mười. Đây là thứ vắc-xin có độc tính rất cao, có thể làm cho chó hoặc thỏ lên cơn dại dữ dội sau bảy ngày ủ bệnh. Có bắt buộc phải tiêm phát này cho em bé không? Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng với câu hỏi đó. Tóc ông bạc thêm. Gần sáng, ông- quyết định phải tiêm phát thứ mười để kiểm tra kết quả của chín phát tiêm trước, kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em bé sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn.
Người ta tiêm cho em bé liều vắc-xin cuối cùng. Thêm bẳy ngày chờ đợi đằng đẵng. Nhiều, đêm, Pa-xtơ không chợp mắt. Nhiều đêm, chân trái bị bại liệt, ông vẫn một mình chông gậy xuống cầu thang đi thăm em bé.
Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, .bình yên. Tai họa đã qua. Đêm thứ tám, Pa-xtơ đã ngủ một giác ngon lành.
Sau thành công vang dội ấy, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó cắn để ông cứu chữa. Phòng thí nhiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chông dại đầu tiên trên thế giới.
(Theo Đức Hoài)
TẬP ĐỌC	Hạt gạo làng ta
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Nhấn giọng tự nhiên những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của nông dân, những người làm ra hạt gạo.
* Giải thích từ:
phù sa: nghĩa là cát nổi, nghĩa thường dùng là các chất màu mỡ có chứa trong sông nước.
tiền tuyến: nghĩa đen là tuyến trước, nghĩa thường dùng là mặt trận.
II. GỢl ý tìm hiểu bài
Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ.
Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân là Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu, / Nước như ai nấu / Chét cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ / Mẹ em xuống cấy.
Tuồi nhỏ đã thay cho anh ở chiến trường ra tay gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Hình ảnh thiếu nhi “chông hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa .cao rát mặt, gánh phân quang trành quét đất” là những hình ảnh xúc động thể hiện sự nỗ lực của tuổi nhỏ, ý thức trách nhiệm và tấm lòng của các bạn.này với tiền tuyến.'
Tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý báu. Hạt gạo đã được làm nên nhờ đất, nước, mồ hôi và công sức của mẹ cha và các bạn thiếu nhi.
Hạt gạo đóng góp lớn vào chiến thắng chung của dân tộc ta.
Nội dung: Hạt gạo đã được làm nên từ mồ hôi công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Đó là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. TẬPLÀMVĂN	Làm biên bản cuộc họp
NHẬN XÉT
* Bài tập 1: Lời giải
Chi đội lớp 5A ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét khi cần thiết.
- Giông: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
Khác: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi): thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
Giông: có tên, chữ kí người có trách nhiệm.
Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí (của chủ tọa và thư ký) không có lời cảm ơn như đơn.
Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí, nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp) chữ kí của chủ tọa và thư kí.
GHI NHỚ
Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
Nội dung biên bản thường gồm 3 phần:
Phần mở đầu: ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người trách nhiệm.
* Bài tập 1: Lời giải Trường hợp cần ghi biên bản
Đại hội chi đội
Bàn giao tài sản
c) Xử lí vi phạm luật giao thông
LUYỆN TẬP
Lí do
- cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
Trường hợp không cần lập biên bản
e) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử. g) Đém liên hoan văn nghệ
Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người làm ngay.
Đây là một sinh hoạt vui không cần ghi lại để làm bằng chứng.
* Bài tập 2:
Lời giải
Biên bản đại hội chi đội.
Biên bản bàn giao tài sản.
Biên bản xử lí vi phạm luật giao thông.
Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Ôn tập về từ loại
* Bài tập 1
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa, vời vợi, lớn
qua, ỏ, với
* Bài tập 2
Tháng 6 về trưa nắng như đổ lửa xuống đồng. Nước ở các thửa ruộng nóng lên như có ai đang nấu. Không chịu được, lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh Còn lũ cua thì ngoi cả lên bờ ruộng. Thế mà giữa lúc ấy, mẹ em lại lội xuốìig cấy lúa. Tuy có chiếc nón lá đội che nắng nhưng mặt mẹ vẫn đỏ bừng. Mồ hôi mẹ ướt đẫm cả chiếc áo nâu. Ôi! Mỗi hạt gạo được làm ra chan chứa biết bao giọt mồ hôi vất vả, gian lao của mẹ.
Động từ', đổ, nấu, chết, nổi, chịu, ngoi, lội, cấy,...
Tính tù: nóng, lềnh bềnh, đỏ bừng, ướt đẫm,...
Quan liệ từ: ở, như, trên, còn, thế mà...
TẬPLÀMVĂN Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Đề: Vào đầu năm học mới, lớp em tổ chức một buổi đại hội chi đội nhằm tổng kết hoạt động đội trong năm học qua và xây dựng kế hoạch cho năm học mới. Là một thành viên tham dự buổi đại hội, em hãy ghi biên bản đại hội chi đội của lớp em.
Hướng dẫn
Biền bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra đế làm bằng chứng.
Nội dung biên bản gồm ba phần sau:
Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
Phần chính: ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự
việc.
Phần kết thúc: ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
Bài tham khảo
ĐỘI THIẾU NIÊN	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TIỀN PHONG HỔ CHÍ MINH	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Liên đội Trường Tiểu học Trần Phú
Chi đội Lê Văn Tám
BIÊN BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
Thời gian, địa điểm:
Thời gian: Khai mạc 8 giờ ngày 25 - 9 - 2014
Địa điểm: Phòng học lớp 5A, Trường Tiểu học Trần Phú
HTTV5.tập 1 - 103
Thành phần tham dự:
Cô Trần Thị Thu Thảo - Chủ nhiệm lớp
Chị Nguyễn Thị Nguyên Oanh - Tổng phụ trách liên đội
Toàn thể 30 đội viên chi đội Lê Văn Tám
Đoàn chủ tịch, ban thư kí
Đoàn chủ tịch'.
Chị Nguyễn Thị Nguyên Oanh - Tổng phụ trách liên đội
Bạn Lê Thùy Trâm - Chi đội trường
Bạn Trần Đình Lâm - Lớp, trưởng
Ban thư kí
Nguyễn Ngọc Cường
Hoàng Khánh Linh rv. Nội dung đại hội
Chi đội trưởng báo cáo hoạt động của chi đội trong năm học 2013 - 2014 và phương hướng hoạt động năm học 2014 - 2015.
Thảo luận báo cáo của chi đội trưởng
Bạn Hùng: Trong năm học 2013 - 2014, chi đội Lê Văn Tám đạt nhiều thành tích cao. Đặc biệt, các đội viên đều tham gia tốt công tác xây dựng trường học thân thiện. Năm học 2014 - 2015 chi đội ta phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được.
Bạn Thủy: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mà bản phương hướng đã đề ra, mỗi đội viên cần phải nỗ lực ngay từ đầu, cần hình thành các “đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Bạn Trâm: Thông nhất ý kiến với hai bạn.
* Đề nghị chi đội tăng cường việc học nhóm, học tổ và công tác truy bài đầu giờ để toàn thể đội viên đều có động cơ học tập.
Bầu Ban chi huy mới:
ứng cử: không có.
Đề cử: Lê Tấn Huy, Lê Thùy Trâm, Trần Đình Lâm, Nguyễn Ngọc Cường, Hoàng Khánh Linh.
Bầu Ban kiểm phiếu: Tạ Kim Chi, Lê Anh Tuấn, Mai Thị Hà.
Kết quả bỏ phiếu:
+ Lê Tấn Huy: 22 phiếu + Lê Thùy Trâm: 30 phiếu + Trần Đình Lâm: 28 phiếu + Nguyễn Ngọc Cường: 24 phiếu + Hoàng Khánh Linh: 27 phiếu
Trúng cử:	+ Lê Thùy Trâm
+ Trần Đình Lâm + Hoàng Khánh Linh
Ban chỉ huy mới ra mắt và đọc lời hứa của mình trước chi đội.
Ý kiến của cô chủ nhiệm lớp:
Chúc mừng đại hội thành công tốt đẹp, chúc mừng Ban chỉ huy mới của chi đội Lê Văn Tám.
Toàn thể chi đội cần thực hiện tốt kế hoạch hoạt động, đặc biệt là chỉ tiêu học tập và hoạt động xã hội.
Đại hội bế mạc lúc 10 giờ 15 phút, ngày 25 - 9 - 2014.
TM. Ban thư kí	TM. Đoàn chủ tịch
Nguyễn Ngọc Cường	Lê Thùy Trâm