Tuần 13. Giữ lấy màu xanh

  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 1
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 2
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 3
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 4
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 5
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 6
  • Tuần 13. Giữ lấy màu xanh trang 7
Tuần 13
TẬP ĐỌC
Người gác rừng tí hon
3
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy,, lưu loát bài văn.
Diễn cảm với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cám của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
* Giải thích từ:
phối hợp-, các bên cùng kết hợp để làm một công việc nhằm đạt kết quả tốt.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Theo lỗi ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện thấy những dấu chân người lớn. Bạn thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”.
Lần theo dấu chân, bạn nhó đã nhìn thây hai chục cây to bị chặt thành khúc dài và nghe thấy bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
Những việc làm của bạn nhỏ cho thây bạn là người thông minh, dũng cảm:
Là người thông minh, bạn thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng nên đã lần theo dâu chân ấy để tự giải đáp thắc mắc. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, bạn đã lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
Là người dũng cảm, bạn đã chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu và nhất là đã phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
Bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ vì bạn ấy hiểu rằng rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
Em học tập được ở bạn nhỏ tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, bảo vệ môi trường.
Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
CHÍNH TẢ
Hành trình của bầy ong
I. NHỚ - VIẾT
Đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ cuổì bài thơ Hành trinh của bầy ong.
Chú ý viết đúng những chữ các em dễ viết sai chính tả (rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm...).
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 2:
a)
củ sâm, sâm cầm
sương giá, sương mù, sương muôi,...
say sưa, cây
sưa
siêu nước, cao siêu, siêu âm, siêu sao...
xâm nhập, xâm lược
xương cá, xương xương.
ngày xưa, xưa kia, xa xưa, cố xưa...
xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu, nhà xiêu
b)
rét buốt, con chuột...
xanh mướt, mượt mà...
tiết kiệm, chiết cành, chì chiết...
buộc tóc, cuốc đất...
bắt chước, thước đo...
xanh biếc, quặng thiếc...
Bài tập 3
Câu a: Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại
Câu b: Sột soạt gió trêu tà áo biếc
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Bẳo vệ môi trường
Bài tập 1
Lời giải: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
Bài tập 2
Lời giải
Hàìih động bảo vệ môi trường', trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọn.
Hành dộng phá hoại môi trường', phá rừng, đánh cá bằng min, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bạng điện, buôn bán động vật hoang dã.
Bài tập 3:
Hưởng ứng phong trào Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trường em tố chức lao động trồng cây gây rừng. Tất cả thầy cô giáo và Lọc sinh khôi lớp Năm trong nhà trường hăng hái tham gia. Tuy lao động vãt vả nhưng ai cũng thấy vui, thấy thích. Ai cũng hiểu được rằng: Trồng cây sẽ có môi trường xanh, trồng cây sẽ đem lai lợi ích cho đất nước và lợi ích cho mọi nhà. Trồng cây là thực hiện tót lời Bác dạy'chúng ta..
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Học sinh chọn chuyện để kể theo đúng yêu cầu của tiết học: một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của mình hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
TẬPĐỌC	Trồng rừng ngập mặn
CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát bài văn.
Giọng rõ ràng rành mạch mang tính thông báo, đúng với nội dung một văn bản khoa học.
* Giải thích từ:
hậu quả: những kết quả sinh ra về sau.
hải sản: các sản vật có ở biển như tôm, cua, cá...
GỢl ý tìm hiểu bài
Nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn là do chiến tranh, các quá trình làm đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm...
Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn!
Các tỉnh ven biển (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đổi với việc bảo vệ đê điều.
Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.
Nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tặp tả người
(tả ngoại hình)
* Bài tập 1:
Lời giải
Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé. Đoạn này gồm 3 câu:
Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà. Đoạn này có 4 câu:
+ Câu 1: tả đặc điểm chung.
+ Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
+ Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
+ Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
. Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung cho nhau làm hiện rõ ngoại hình của bà và cả tính cách của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...
Đoạn văn gồm 7 câu:
Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng trong thời điểm được miêu tả đang làm gì.
Câu 2: Tả chiêu cao
Câu 3: Tả nước da
Câu 4: Tả thân hình
Câu 5: Tả cặp mắt
Câu 6: Tả cái miệng
Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh
Tất cả các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bố sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ cả ngoại hình lẫn tính tình của Thắng, một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, sức khỏe dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.
*!
Bài tập 2
Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú cống an, người hàng xóm,...)
DÀN Ý
Mở bài
Cô Lan là cô giáo đã dạy em ở năm lớp Hai.
Cô là người em thường gặp mỗi ngày.
Thân bài
Ngoại hình:
Cô đã ngoài bốn mươi.
Vóc người cao, làn da trắng 'hồng.
Thường mặc những chiếc áo dài sẫm màu.
Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
Mái tóc uốn quăn dài ngang lưng.
Nét mặt vui tươi.
Đôi môi đỏ hồng, hay mỉm cười khi chúng em chăm ngoan, học giỏi.
Hàm răng trắng nõn đều đặn.
Tính tình, hoạt động
Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục
Cô giảng bài dề hiểu
Nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng.
Ân cần chăm sóc học sinh
Quan tâm đến học sinh nghèo
Nhã nhặn với phụ huynh
Gần gũi với đồng nghiệp
Tận tụy với nghề
,	- Yêu mến trẻ thơ.
Sẵn lòng giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Kết bài
Em rất biết ơn cô
Em xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về quan hệ từ
Bài tập 1
Câu a: nhờ... mà	- Câu b: không những... mà còn
Bài tập 2
+ Cặp câu a: Mấy năm qua, vi chúng ta làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đế người dân thấy rõ... nên ở ven biến các tỉnh như... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
+ Cặp câu b: Chẳng những ở ven biển các tỉnh... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ớ ngoài biển...
Bài tập 3
- So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ và cặp quan hệ từ ở các câu sau:
Câu 6: Vì vậy, Mai
Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé
Câu 8: Vì chẳng kịp... nên cô bé
Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề.
)
TẬP LÀM VĂN	Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
Bài tập .1:
Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
Bài tham khảo
Những ngày đến trường, em thường gặp cô Lan - cô giáo đà dạy em vào năm học lớp Hai. Cô đã ngoài bôn mươi nhưng hãy còn rất trẻ. Với vóc người cao cao, làn da. trắng hồng, cô mặc những chiếc áo dài sầm màu trông thật đẹp. Hợp với khuôn mặt tròn của cô là mái tóc uôn quăn, buông thả ngang lưng. Nét mặt cô thường tươi vui khi chúng em học tốt. Những lúc ấy, đôi mắt màu hạt dẻ của cô ánh lên những tia sáng ấm áp và dịu hiền khó tả. Khi cô mỉm cười, những chiếc răng trắng nõn lộ ra bên trong đôi môi đỏ hồng. Tất cả những nét đẹp ở cô đã in sâu vào đôi mất ngây thơ và tinh nghịch của chúng em.
* Bài tập 2
Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Bài tham khảo
Tr'ong gia đình, ông nội là người gần gũi với em nhất.
Năm nay, ông đã bước vào tuổi bảy mươi, một độ tuổi mà người ta thường nói “Nhân sinh nhất thập cổ lai hi”. Em không hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy nhưng em biết chắc chắn rằng tuổi ông đã già, một độ tuổi tương đôi hiếm ở ngoài đời. Mái tóc ông đã bạc phơ, có lẽ ông đã gội “nước thời gian” nhiều quá. Tuy tóc bạc nhưng mái đầu ông thật đẹp, mái tóc mượt và óng ánh như tơ, mái tóc ấy rất hợp với khuôn mặt hiền từ của ông. Mỗi lúc ông mặc bộ bà ba màu xám trắng trông thật giông ông tiên trong truyện cổ tích. Vẻ hiền từ, nhân hậu của ông không chỉ thể hiện trên khuôn mặt, mái tóc mà còn thể hiện trong ánh mắt. Đôi mắt ông không còn tinh anh nhưng ẩn trong đôi mắt ấy một sự bao dung, rộng lượng. Khi ông mỉm cười, đôi mắt ông thật dịu hiền và ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui. Lúc ông nói chuyện, cái miệng móm mém bởi những chiếc răng đã rụng gần hết. Tuy thế, ông vẫn thích nói, thích cười. Điều đáng chú ý nhất là đôi bàn tay ông, một đôi tay khéo léo. Bàn tay gầy gầy, xương xương, lòng bàn tay chai sần vì lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy. Ổng thường đan những đồ dùng bằng tre treo trên gác bếp để gia đình em có thêm vật sử dụng. Những lúc khỏe, ông chăm bón cho cây trồng, hết vùn cây này lại tỉa cây nọ. Bởi vậy, cây trái trong vườn lúc nào cũng sum sê, xanh tô't.
Những ngày ấu thơ, em thường thơ thẩn bên ông. Những hôm bố mẹ em đi làm xa, ông chăm sóc em chu đáo. ông quan tâm đến miếng ăn, giác ngủ, việc học hành. Ong còn kể chuyện cho em nghe trong những lúc nghỉ ngơi. Lời kế của ông ngọt ngào và sâu lắng. Em thích những chuyện ngụ ngôn mà ông thường kể, nó như một món ăn tinh thần mà ông đã đem đến cho em sau những giờ học căng thẳng trong tâm trí. ông không chỉ quan tâm đến em mà ông yêu tất cả mọi người trong gia đình. Ông nhắc nhở bô’ em cách đô'i nhân xử thế, cách lao động đạt năng suất, ồng gần gũi với con cháu và cũng gần gũi với láng giềng. Ỏng coi trọng tình làng nghĩa xóm, luôn giúp đỡ những người nghèo khổ, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng nhân hậu của ông đã làm cho tâm hồn em thêm phong phú. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em đế’ vững bước đi lên. Ông là chỗ dựa cho em.
Ông đem lại niềm vui đầm ấm cho gia đình em. Em kính yêu ông vô hạn. Em quyết chăm ngoan, học giỏi đế’ sau này trở thành người “hiền tài” như sự mong đợi của ông.