Tuần 6. Cánh chim hòa bình

  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 1
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 2
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 3
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 4
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 5
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 6
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 7
  • Tuần 6. Cánh chim hòa bình trang 8
Tuần 6
TẬP ĐỌC Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai I. CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, lưu loát. Chú ý đọc đúng các phiên âm và tên riêng
(a-pác-thai, Nen-Xơn Man-đê-la).
Diễn cảm thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-Xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
* Giải thích từ:
Bất bình', bực tức, oán giận, không bằng lòng.
Bình đẳng: nghĩa trong bài là mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, đều được đô'i xử như nhau, không phân biệt màu da.
II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào.
Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Cuộc đấu tranh chông chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.
Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Ông được trả tự do năm 1994 sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thưởng Nô-ben về hòa bình năm 1993.
Nội dung: Phản đôi chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
CHÍNHTẢ	Ê-mi-li, con...
NHỚ VIẾT
Chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...
Chú ý viết đúng các tên nước ngoài.
Bài tập 2
Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa thưa, mưa, tưởng, nước, tươi, ngược, giữa.
Nhận xét về cách ghi dấu thanh.
Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Bài tập 3
Cầu được ước tliắy. Đạt được đúng như điều mình hằng mong muôn, mơ ước.
Năm nắng mười mưa', trải qua nhiều khó khăn vất vả
Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công
Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn vất vả là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
* Bài tập 1 Lời giải
a) Hữu có nghĩa là bạn bè
b) Hữu nghĩa là có
Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước) Chiến hữu (bạn chiến đâu)
Thân hữu (bạn bè thân thiết)
Hữu hảo (như hữu nghị)
Bằng hữu (bạn bè)
Bạn hữu (bạn bè thân thiết)
Hữu ích (có ích)
Hữu hiệu (có hiệu quả)
íỉn/i (có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tình cảm)
Hữu dụng (dùng được việc)
- hợp tác, hợp nhất, hợp lực
* Bài tập 2 Lời giải
Hợp có nghía là gộp lại thành lớn hơn
Hạp có nghĩa là đúng với yêu cầu, - hợp tình, phù hợp, hợp thời, hạp lệ, đòi hỏi... nào đó	hợp pháp, hợp lí, thích hợp
Bài tập 3: Đặt câu + Nhóm a:
Chăm lo vun đắp tình /lữu nghị với nhân dân các nước là việc nhân dân ta luôn quan tâm.
Là bộ đội, bác ấy rất yêu mếri các chiến hữu của mình.
Bữa tiệc có đủ mặt họ hàng thân hữu.
Tình bằng hữu thật cao quý.
Là bạn hữu, chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau.
+ Nhóm b:
Bảo vệ môi trường là một việc làm hữu ích.
Thuốc này rát hữu hiệu.
Phong cảnh núi Ngự sông Hương thật hữu tình.
Tôi mong mình là người hữu dụng đối với xã hội.
Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:
+ Nhóm a:
Các nước trong khu vực đều mong muôn hòa bình hợp tác.
Các tổ chức riêng lẻ ấy giờ đã hợp nhất.
Phải đồng tâm hợp lực mới dễ thành công.
+ Nhóm b:
Ỏng ấy giải quyết mọi việc đều hợp tình hợp lí.
Công việc này rất phù hợp với em.
Suy nghĩ của anh ấy thật hợp thời.
Các lá phiếu bầu đều phải hợp lệ.
Mọi việc làm đều phải hợp pháp.
Khí hậu Đà Lạt thật thích hợp với sức khỏe của tôi.
Bài tập 4
Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thôìig nhất về một môi.
Kề vai sát cánh': sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh.
Đặt câu:
Nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
Trong mọi thử thách khó khăn, họ chung lưng đấu sức sướng khổ cùng nhau.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học
Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết nói Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.
TẬPĐỌC Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
CÁCH ĐỌC
Lưu loát trôi chảy, chú ý đọc đúng các tiếng phiên âm.
Diễn cảm đúng với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh. Còn tên phát xít hông hách nhưng dôt nát, ngờ nghệch.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà vãn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vãn Đức-Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp" ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Nội dung: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức cuồng chiến. Đồng thời ca ngợi những người Đức chân chính, có tài năng và tình cảm yêu thương nhân loại như nhà văn Si-le.
TẬPLÀMVĂN	Luyện tập làm đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tliành phố Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM.
Kính gửi'. Ban Chấp hành Hội Chữ thập đọ phường Bến Nghé.
Em là Nguyễn Thanh Trung Sinh ngày: 	
Học sinh lớp: 5C Trường Tiểu học Bến Nghé - phường Bến Nghé
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ
nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của Đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có thể tham gia hoạt động của Đội, để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng châ't độc màu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyên vọng được gia nhập Đội tình nguyện, góp phẫn nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Người làm đơn kí'
Trung
Nguyên Thanh Trung
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
NHẬN XÉT * Bài tập 1
(Rắn) hổ mang (dang) bò lên núi
(Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi
Hổ mang bò lên núi (Có 2 cách hiếu)
Bài tập 2
Câu văn trên có hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cô' ý tạo ra hai cách hiểu.
Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và hành động mang.
Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò)
GHI NHỚ
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
LUYỆN TẬP
Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhắt định, còn đậu trong xôi đậu là hạt đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là	số 9.
Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ	2 là làm chín thức	ăn
bằng cách đun lửa liu riu và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi là thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào	để làm	cho tan.
Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất	vừa có	nghĩa là	dùng
chân đưa nhanh hất mạnh vào một vật làm. cho nó bắn ra xa hoặc bị tốn thương (như trong đá bóng, đấm đá).
Bài tập 2
Chi dậu xe lại mua một gói xôi đậu.
Bé thì bò, còn con bò lại đi.
TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh
Bài tập 1
Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc của mây trời.
Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát mặt trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:
Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị là biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: Suô't ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bô'n bề trống huếch, trông hoác, sắc màu con kênh biến đổi như thế nào trong ngày, buổi sáng phơn phớt màu đào, giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, về chiều: biến thành con suôi lửa.
Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
Tác dụng của những liên tưởng trên là giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
* Bài tập 2:
Dàn ý bài miêu tả cảnh sông nước
Mở bài: Sông Hương là dòng sông đẹp nhất của thành phô' Huế.
Dòng sông đã làm tăng v.ẻ đẹp của thành phố Huế quê hương em.
Thân bài:
Buổi sáng:
Mặt sông một màu xanh biếc.
Cầu Tràng Tiền sừng sững vắt ngang sông, đường phố đông người qua lại
Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững lờ.
Những chiếc xuồng con kéo lưới trên sòng.
Hai bên bờ sông rợp mát bóng cây.
Buổi trưa:
Mặt nước trong xanh như tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh mặt trời.
Núi Ngự Bình trầm tư soi bóng xuống mặt sông làm cho sông Hương càng thêm mĩ lệ.
Tiếng chim lảnh lót trên mấy cây cao ven bờ.
Buổi chiều
Gió thổi nhẹ từ phía cửa sông.
Mặt nước dưới cầu Tràng Tiền như sẫm hơn.
Khúc sông gần Kim Long sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng của hoàng hôn.
Phô' ít người.
Con đường ven sông như yên tĩnh dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Xóm cồn Hến bên sông nấu cơm chiều đang thả khói chập chờn cả một vùng tre trúc.
Những chiếc thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng trên mặt sông, âm thanh lanh canh giữa dòng sông vắng lặng.
Buổi tốì
Dãy đèn bên vệ đường thắp lên những quả tròn đủ màu sắc.
Mặt sông nhấp nhánh ánh sáng.
Hơi nước bốc lên mát mẻ.
Phô' đông người.
Khách du thuyền trên sông đã làm cho dòng sông thêm sông động, tiếng hát chèo vang vọng trên sông.
Khung cảnh dòng sông thật vui tươi trong nhịp chuyển động của thành phố ven sông.
Kết bài
Sông Hương đã làm cho phong cảnh quê em thật đẹp, thật hữu tình.
Em mong dòng sông Hương luôn luôn tươi đẹp, trẻ trung.