Tuần 7. Con người với thiên nhiên

  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 1
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 2
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 3
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 4
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 5
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 6
  • Tuần 7. Con người với thiên nhiên trang 7
Tuần 7
Tập đọc
CÁCH ĐỌC
Đọc lưu loát, trôi chảy, chú ý đọc đúng những từ phiên âm nước íigoài A-ri-ôn, Xi-xin
Diễn cảm bài văn bằng giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
GỢl Ý TÌM HIỂU BÀI
A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi máu tham cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
Khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời thì điều kì lạ đã xảy ra. Đó là đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông, bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuôìig biển và đưa ông trở về đất liền.
Qua câu chuyện, em thây cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo đúng là bạn tốt của con người.
Là con người, nhưng đám thủy thủ tham lam độc ác, không có nhân tính. Còn loài vật như bấy cá heo nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người lâm nạn.
Nội dung: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
CHÍNH TẢ
Dòng kinh quê hương
NGHE - VIẾT
Chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài văn.
LUYỆN TẬP
Bài tập 2
Lời giải: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều / Mải mê đuổi một con diều / Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài tập 3
Lời giải: Đông như kiến / Gan như cóc tía / Ngọt như mía lùi.
I. NHẬN XÉT
Bài tập 1: Lời giải: tai - nghĩa a
răng - nghĩa b . mũi - nghĩa c
Bài tập 2
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.
+ Mủi của chiếc thuyền không dùng đế ngửi được. •
+ Tai của cái ấm không dùng đế nghe được.
Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai ta gọi đây là nghĩa chuyển.
Bài tập 3
Nghĩa của từ răng ồ bài tập 1 và bài tập 2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
Nghĩa của từ mũi ỗ bài tập 1 và bài tập 2 giông nhau ở chỗ cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
Nghĩa của từ tai ở bài tập 1 và bài tập 2 giông nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như cái tai.
II. GHI NHỚ
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một sô' nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có một môi liên hệ với nhau.
LUYỆN TẬP
* Bài tập 1: Lời giải Nghĩa gốc
Mắt trong Đôi mắt của bé mở to
Chân trong Bé chân đau
Đầu trong Khi viết, em đừng ngoẹo đầu
* Bài tập 2
+ Lưỡi: lưỡi lưỡi rìu...
Nghĩa chuyển
Mắt trong Quả na mở mắt
Chân trong Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Đầu trong Nước suối đầu nguồn rất trong
liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lươi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa,
+ Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hô', miệng núi lửa...
+ cổ: cố chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay...
+ Tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay tre, một tay bóng bàn.
+ Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê...
KỂ CHUYỆN	Cây cỏ nước Nam
Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi cao uy nghi sừng sững đô'i mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.
Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:
Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mây chục năm nay.
Vài học trò xì xào:
Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế.
Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:
Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.
Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:
Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...
Phải, ta muôn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quần hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.
Rồi ông từ tốn kể:
Ngày â'y, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cấn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã câm chở thuốc men, vật dụng xuông bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi nơi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đấu chính là hai ngọn dược sơn 52 - HTTV5 . tập 1
của các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khóe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chôìig kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.
Kể đến đầy, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:
- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông gấm vóc tổ tiên đế lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có thế’ dùng thuốc nam chữa cho người Nam. Ta nói đề các con biết ý nguyện của ta.
Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuôc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuỗc dân gian đế trị bệnh cứu người.
( Theo Tạ Pliong Châu. - Nguyễn Quang Vinh - Nghiêm Đa Văn) * Giải thích tứ ngữ:
danh y: người thầy thuốc giỏi nối tiếng.
hiểm trở-, có địa hình phức tạp gây khó khăn nguy hiểm, gây nhiều trở ngại cho việc đi lại.
sâm nam, đinh lăng, cam thảo: những loài cây có thế dùng làm thuổc.
trầm ngâm: có dáng vẻ suy nghĩ, nghiền ngẫm kĩ về một điều gì.
cao siêu: vượt xa mức bình thường.
người trưởng tràng: người học sinh đứng đầu các học sinh trong trường.
cẩn trọng: cẩn thận, nghiêm ngặt và thận trọng.
giáp trận-, hai bên áp sát nhau trong trận đánh
thái y: các vị thầy thuốc của triều đình
dược sơn: ngọn núi có nhiều loài thuôc quý
hùng hậu: mạnh mẽ
can trường: can đảm, gan dạ
TẬP ĐỌC
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Trích)
CÁCH ĐỌC
Đọc lưu loát, trôi chảy đúng nhịp của thể thơ tự do.
Diễn cảm giọng chậm rãi, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ thể hiện trên sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp.
Giải thích từ ngữ:
cao nguyên: vùng đất rộng lớn và cao chung quanh có sườn dốc rõ rệt, bề mặt phẳng hay lượn sóng.
công trường-, nơi tiến hành công việc xây dựng hoặc khai thác, có tập trung người và máy móc hoặc xe cộ.
công trình thủy điện-, công trình xây dựng máy phát điện chạy bằng sức nước.
II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và các những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là: “C/ủ có tiếng đàn ngân nga / với một dòng trăng lấp loáng sông Dà”. Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lâ'p loáng trên sông.
Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là: cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ / Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên / Sông Đà chia ánh sáng di muôn ngả.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
TẬP LÀM VĂN	Luyện tập tả cảnh
Bài tập 1
Lời giải
Ý a: Các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài: câu mở đầu (Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam).
Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm cơ bản.
Kết bài: câu văn cuổì (Non nước, sông nước... mãi mãi giữ gìn)
Ý b: Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn
Đoạn 1: Miêu tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long
Đoạn 2: Tả nét duyên dáng của vịnh Hạ Long
Đoạn 3: Tả những riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
Ý c: Những câu văn in đậm, có vai trò mở đoạn, đưa ra ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong bài, những câu văn này có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn lại với nhau.
Bài tập 2
Lời giải
Đoạn 1: Điền câu b vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
Đoạn 2: Điền câu c vì câu này nêu được ý chung của đoạn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc
Bài tập 3
Câu mở đoạn của đoạn 1: Nét đặc sắc của Tây Nguyên phải chăng là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày.
Câu mở đoạn của đoạn 2: Những nét đặc sắc nhất của Tây Nguyên chính là những tháo nguyên bao la bát ngát.
LUYỆNTỪVÀCÂU Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Bài tập 1
Lời giải
Từ chạy
Bé chạy lon ton trên sân
Tàu chạy băng băng trên đường ray
Đồng hồ chạy đúng giờ
Dân làng khẩn trương chạy lũ
Bài tập 2
Các nghĩa khác nhau
Sự di chuyển nhanh bằng chân (d)
Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông (c)
Hoạt động của máy móc (a)
Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến (b)
Lời giải: Dòng b (Sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung- của từ chạy.
Bài tập 3
Lời giải: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc (ăn cơm).
Bài tập 4 Đặt câu:
Chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ “đi” và “ đứng”.
Ví dụ về lời giải phần a:
+ Nglũa 1: Nhí đang tập đi. Bé đi rất chậm + Nghĩa 2: Mùa lạnh phải đi tất cho ẩm. Em thích đi dép.
Ví dụ về lời giải phần b:
+ Nghĩa 1: Học sinh đứng nghiêm chào cờ.
+ Nghĩa 2: Trời đứng gió.
TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh
Đề bài: Dựa theo dàn ý đã lập tuần trước, hãy viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
Bài làm
Buổi sáng, sông Hương đã hiện lên với tất cả vẻ đẹp thơ mộng của nó. Mặt sông một màu xanh biếc, nước êm ả đưa dòng, cầu Tràng Tiền sừng sững vất ngang sông. Lòng sông rộng mênh mông được ôm ấp bởi những hàng cây xanh tốt ven bờ.
Buổi trưa, mặt nước trong xanh như tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh mặt trời. Núi Ngự Bình nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông đã làm cho sông Hương càng thêm diễm lệ. Tiếng chim không ngớt vọng ra, vang cả trên bầu trời xanh thẳm không cùng.
Chiều xuống, gió thổi nhẹ từ phía cửa sông. Nước dưới cầu Tràng Tiền như sẫm lại. Đâu đó từ phía gần Kim Long, một khúc sông sáng màu lam in nhừng vệt mây hồng lảng bảng của hoàng hôn. Con đường ven sông như dài thêm ra và yên tĩnh lạ lùng. Bên kia sông, xóm Cồn Hến nâu cơm chiều, thả khói chập chờn cả một vùng tre trúc. Sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông là những chiếc thuyền chài đang gỡ lưới để vào bờ, tiếng lanh canh vang vọng giữa dòng sông vắng lặng.
Tô'i đến, dãy đèn bên vệ đường thắp lên những quả tròn nhiều màu sắc, mặt sông nháp nhánh ánh sáng. Hơi nước bốc lên mát mẻ. Đường phô' ven sông đông người, khách du thuyền trên sông với những câu hò xứ Huế đã làm cho dòng sông thêm sông động. Những âm thanh của thành phô' vọng về theo gió ngân lên.