Tuần 4. Cánh chim hòa bình

  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 1
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 2
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 3
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 4
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 5
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 6
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 7
  • Tuần 4. Cánh chim hòa bình trang 8
Những con sếu bằng giấy
Tuần 4.
TẬP ĐỌC
CÁCH ĐỌC
Chú ý đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng điệu trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sông, khát vọng hòa bình của cô bé Xa-xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
* Giải thích từ:
Tượng đài: Những bức tượng lớn đúc bằng đồng hoặc tạc bằng đá thường được dựng trong công viên hoặc trên quảng trường thành phố.
GỢl Ý TÌM HIỂU BÀI
Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì cô tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giây treo quanh phòng, cô sẽ khỏi bệnh.
Các bạn nhỏ trên khắp hành tinh đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-xa-cô.
Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình, khi Xa-xa-cô chết, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ nói lên nguyện vọng mong muôn cho thế giới này mãi mãi hòa bình của các bạn.
Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói: Cái chêt của bạn làm tôi thêm yêu hòa bình và tận lực bảo vệ nó.
Nội dung: Câu chuyện trên không những tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân mà còn nói lên khát vọng sông, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
CHÍNH TẢ	Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bì
NGHE VIẾT
Viết đúng chính tả.
Chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài: Phrăng Đơ Bô-en
II. LAM BAI TAP
Bài tập 2: So sánh hai tiếng nghĩa NÒ. chiến về cấu tạo:
+ Giông nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái, đó là các nguyên âm đôi.
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
Bài tập 3
Quy tắc:	+ Dấu thanh đặt ở âm chính.
+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối: đặt ớ chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi).
+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dâu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
LUYỆNTỪVÀCÂU Từ trái nghĩa
I. NHẬN XÉT * Bài tập 1
Từ
Nghĩa của từ
Phi nghĩa
Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh với mục đích xấu, không được những người có lương tri ủng hộ.
Chính nghĩa
Hợp với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đâ'u vì công lí, lẽ phải, chống lại cái xâ'u, chông lại áp bức,- bất công.
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài tập 2
Sống/chét; vinh/nhục ( vinh', được kính trọng, đánh giá cao; nhục', xấu hổ vì bị khinh bỉ).
Bài tập 3
Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, nêu bật quan niệm sôììg rất cao đẹp cùa người Việt Nam - thà chết được tiếng thơm còn hơn sông mà bị người đời khinh bỉ.
II. GHI NHỚ
1. Tứ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: cao - thấp, phải - trái, ngày - đêm...
Việc đặt các tù trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt dộng, trạng thái... đối lập nhau.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Lời giải: đục / trong; đen / sáng; rách / lành; dở / hay.
Bài tập 2
Lời giải: hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới.
Bài tập 3 Lời giải
Hòa bình / chiến tranh, xung đột.
Thương yêu / căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, thù nghịch...
Đoàn kết / chia rẽ, bè phái, xung khắc...
Giữ gìn/ phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại.
Bài tập 4
Có thể đặt hai câu mỗi câu chứa một từ. Cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.
Ví dụ:
Nhân dán ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
Cha mẹ thương yêu dồng đều các con của mình. Cha mẹ không ghét bỏ đứa con nào.
Hay:
Nhân dận ta ai củng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
KỂ CHUYỀN	Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Bên sông Trà Khúc, tĩnh Quảng Ngãi, xuât hiện một người Mĩ mang một cây đàn vĩ cầm. Đó là Mai-cơ, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm, ông muôn quay lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương này với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mĩ Lai.
Mĩ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vào sáng ngày 16 tháng 03 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ 11Ữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng
loạt giết hại trong mâ'y phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ...
Trong cuộc thảm sát tàn khóc ấy, chỉ có 10 người may mắn sông sót nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là: Tôm-xơn, Côn- bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mĩ Lai, ba người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng chĩa súng vào chúng, họ sẵn sàng nhả đạn nếu chúng tiến lại. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn.
Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sông từ trong đông xác chết.
Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tôm-xơn, Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ SƯU tầm tài liệu kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. Bổn mươi bức ảnh đen trắng, mười tám bức ảnh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bô' là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.
Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
* Giải thích từ ngữ:
vĩ cầm: đàn Violon có cần kéo trên 4 dây.
cựu chiến binh', người trước kia đã từng đi lính
gia súc: súc vật nuôi trong nhà như chó, trâu, dê...
thảm sát', giẽt người một cách dã man, thảm khô'c
công bố: đưa ra giới thiệu, cho nhiều người biết.
TẬP ĐỌC	Bài ca vể trái đất
I. CÁCH ĐỌC
Đọc trôi chảy, diễn cảm. Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhân giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm.
Chú ý nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
II. GỢl ý tìm hiểu bài
Trái đất đẹp như một quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vượt sóng biển.
2 câu thơ cuối khổ 2 Màu hoa nào cũng quí cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quí củng thơm!
Mỗi loài hoa tuy có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quí, cũng thơm cả. Ý chỉ mọi trẻ em trên trái đất này dù khác nhau màu da tiếng nói nhưng cũng đều bình đẳng, cũng đều đáng quí, đáng yêu cả.
Để giữ bình yên cho trái đất chúng ta phải chông chiến tranh, chông bom nguyên tử, bom hạt nhân. Phải hiểu rằng chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới đem lại sự bình yên và trẻ mãi không già của trái đất này.
Nội dung: Kêu gọi đoàn kết chôìig chiến tranh, bảo vệ cuộc sông bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
TẬP LÀM VĂN	Luyện tập tả cảnh
* Bài tập 1:
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
Mở bài:
Ngôi trường của em vào buổi sáng đầu tuần rất đẹp.
Đây là nơi em có nhiều kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Thân bài:
Nhìn từ xa:
Ngôi trường thật đồ sộ giữa khu đất rộng và bằng phẳng.
Mái ngói đỏ thắm, hàng cây xanh tươi, khung cảnh trường thật sáng sủa dưới ánh ban mai
Những khóm hoa trước các lớp học hé nở, phảng phất hương thơm.
Đến gần:
Tấm biển trường được sơn mới, hàng chữ trắng ghi tên trường nồi bật trên nền biển màu xanh đậm.
Cổng sắt cao sơn màu đỏ sẫm, cổng rộng hơn bốn mét trông vững chãi...
Tường rào cao chừng hai mét, bao bọc cả khuôn viên trường.
Vào trong'.
Đường hiệu bộ được lát gạch men màu đỏ, có những hoa văn đẹp mắt.
Sân trường được tráng xi măng nhám.
Giữa sân có trụ cờ sừng sững, lá cờ phần phật trong gió sớm.
Dọc theo sân trường là hai hàng phượng VI xanh tốt, những chiếc lá non rập rờn.
Những cây bàng to như những cái lọng khổng lồ dưới góc sân trường.
Các lớp học tiếp nô'i nhau theo hình chữ Ư, cửa lớp màu xanh lam, cửa sổ có áp kính sáng loáng.
Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn, lớp học sạch đẹp nhờ những đội trực nhật.
Lớp học nào cũng được trang trí đẹp mắt, thẩm mĩ.
Tiếng đọc bài, tiếng trò chuyện củà các bạn học sinh vang vọng từ các phòng học.
Sân trường dần dần náo nhiệt bởi tiếng cười, tiếng gọi, tiếng xe máy của phụ huynh đưa con đến trường.
Thầy cô giáo cũng đến trường sớm để nhắc học sinh truy bài, làm trực nhật.
Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, các trò chơi trên sân trường càng nhiều.
Nắng ban mai óng ả rọi xuống sân trường.
Mọi người đều thấy ấm áp hẳn lên đế chuẩn bị cho một tuần học mới.
Kết bài
Quang cảnh trường em là một thiên đường hạnh phúc đối với em.
Em xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình
Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để trở thành người có ích từ mái trường này.
* Bài tập 2: Viết đoạn văn theo dàn ý trên.
Hôm nay là ngày đầu tuần nên em và các bạn đến trường rất sớm. ôi, ngôi trường của em đẹp quá! Đường được lát gạch men như nổi rõ hơn những màu sắc và hoa văn sẵn có của mình. Sân trường được tráng xi măng nhám đang rập rờn bóng cây. Cột cờ sừng sững giữa sân, lá cờ phần phật trong gió sớm. Dọc theo sân trường là hai hàng phượng vĩ xanh um. Dưới bóng cây, chúng em thường tụm năm tụm bảy để trò chuyện. Có lúc chúng em khắc tên nhau trên chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch mà cây đang mặc. Đi dọc theo hàng hiên trước các lớp học là những giậu hoa vươn mình, từng nụ hoa hé nở phảng phất hương thơm. Đứng ở đây nhìn ra góc sân trường ở đằng xa, những cây bàng lầu năm sừng sững như từng cái lọng khổng lồ. Nơi ây chúng em hay tụ tập để bắn bi, đá cầu, nhảy dây, bắt nẻ... Những trò chơi thú vị luôn diễn ra trong những lúc ra chơi, trước giờ vào lớp. Chúng em xem nơi đây là một “thiên đường” tràn đầy hạnh phúc của tuổi thơ đầy thú vị của mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ trái nghĩa
* Bài tập 1
a) ít - nhiều
b) chìm - nổi
c) nắng - mưa, trưa - tôi
d) trẻ - già
* Bài tập 2
a) lớn
b) già
c) dưới
d) sống
* Bài tập 3
a) nhỏ
b)vụng
c) khuya
Bài tập 4:
Những từ trái nghĩa nhau a) Tả hình dáng:
cao / thấp; cao/ lùn; cao vông / lùn tịt...
to /bé; to / nhỏ; to xù/ bé tí; to kềnh / bé tẹo
béo / gầy; mập / ốm; béo múp / gầy tong... h) Tả hành động:
khóc / cười; đứng / ngồi; lên / xuông; vào / ra.
Tả trạng thái
buồn / vui; lạc quan / bi quan; phấn chấn / ỉu xìu
sướng / khổ; vui sướng / đau khổ; hạnh phúc / bất hạnh
khỏe / yếu; khỏe mạnh / ôm đau; sung sức / mệt mỏi.
Tả phẩm chất
tốt / xấu; hiền / dữ; lành / ác; ngoan / hư; khiêm tốn / kiêu căng; hèn nhát / dũng cảm; thật thà / dô'i trá; trung thành / phản bội; cao thượng / hèn hạ; tế nhị / thô lỗ
Bài tập 5:
Học sinh tự đặt câu
Ví dụ: - Bọn trẻ nghịch đùa, chọc ghẹo nhau, đứa khóc, đứa cười ầm ĩ.
- Anh nó béo múp còn nó gầy nhom.
TẬP LÀM VĂN
Tả cảnh (kiểm tra viết)
Tả ngôi nhà của em
Bài tham khảo
Gia đình tôi sông trong một ngôi nhà nằm dọc tỉnh lộ, thuộc vùng ven thị xã. Chính nơi đây tôi đã được sinh ra và lớn lên.
Đó là một ngôi nhà gạch nhỏ lọt thỏm giữa một khu vườn rộng, bổh phía vây bọc bởi hàng rào bằng cây bùm sụm, hai mùa nắng mưa xanh tót.
Chỉ cần bước qua cánh cửa gỗ là đi vào màu xanh mát rượi của vườn nhà tôi. Dẫn vào nhà là một lối đi tráng xi măng rộng rãi nằm bên một khoảng sân trồng nhiều hoa kiểng.
Ngôi nhà của tôi khiêm nhường, ba gian tường vôi, mái ngói. Gian giữa là gian chính, hai cánh cửa cái luôn mở rộng. Bước vào bên trong là phòng khách với bộ trường kỉ đã lên nước đen bóng. Phía trong, sát tường là chiếc tủ thờ Gò Công bằng cây cẩm lai xinh xắn, trên ấy có đặt bộ chân đèn và lư nhang đồng thau sáng choang đầy vẻ trang nghiêm và cổ kính. Phía bên phải là bộ ván rộng. Cạnh cửa sổ là tủ ly, bàn máy may và ti vi. ơ căn bên trái là bàn viết của ba tôi. Gần đó là chiếc bàn dài, góc học tập ấm cúng của anh em chúng tôi. Nơi đây là chỗ tiếp khách và cũng là nơi cả nhà tôi ngồi lại trò chuyện sau mỗi buổi tối. Nổi bật trên tường là mấy bức tranh màu trang nhã và đẹp mất. Bên trong là hai phòng rộng rãi, thoáng mát. Mỗi phòng đều có tủ kính đựng quần áo và mỗi bên đều có một chiếc giường rộng để ngủ. Phía sau cùng là phòng ăn và nhà bếp. Nơi đây, tuy có đồ dùng nhiều thứ lỉnh kỉnh nhưng với sự ngăn nắp của má tôi nên nhìn vào đâu cũng thấy gọn gàng.
Ngôi nhà tôi đang ở tuy chỉ có thế rất nhỏ nhưng nói làm sao xiết được lòng yêu thương của tôi dành cho nơi này, nơi tôi được hưởng trọn tình thương như biển trời sâu nặng của ba má tôi.