Tuần 5. Cánh chim hòa bình

  • Tuần 5. Cánh chim hòa bình trang 1
  • Tuần 5. Cánh chim hòa bình trang 2
  • Tuần 5. Cánh chim hòa bình trang 3
  • Tuần 5. Cánh chim hòa bình trang 4
  • Tuần 5. Cánh chim hòa bình trang 5
Tuần 5
TẬP ĐỌC	Một chuyên gia máy XÚC
CÁCH ĐỌC
Giọng đằm thắm, nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
Chú ý đọc các lời đôi thoại sao cho thể hiện đúng giọng của từng nhần vật.
Giải thích từ:
Người ngoại quốc: người nước ngoài.
Tham quan: thăm và xem xét.
GỢl ý tìm hiểu bài
Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.
Vóc người cao to, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khỏe trong bộ áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác. Dáng vẻ ấy của A-lếch-xây khiến anh Thủy chú ý.
Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra giản dị, chân thành và thân thiết.
Học sinh có thể chọn theo nhận thức riêng của mình.
Ví dụ: Em nhớ nhất các chi tiết tả dáng vẻ của A-lếch-xây. Thật đúng là ngoại hình của một người nước ngoài.
Nội dung: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
CHÍNH TẢ	Một chuyên gia máy xúc
NGHE - VIẾT
Chú ý các từ ngữ dễ viết sai chính tả: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác
Bài tập 2
Các tiếng chứa ua: của, múa
Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn
Cách đánh dấu thanh:
Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chư cái đầu của âm chính ua - chữ u.
* Bài tập 3
Muôn người như một
Chậm như rùa
Ngang như cua
Cày sâu cuốc bẫm
Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô - chữ ô.
: ý nói đoàn kết một lòng : quá chậm chạp : tính gàn dở khó thuyết phục : cần cù làm lụng trên đồng ruộng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Hòa binh
Bài tập 1
Dòng b: Trạng thái không có chiến tranh nêu đúng ý nghĩa của từ hòa bình
Bài tập 2
Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yen, thanh bình, thái bỉnh
Bài tập 3
Học sinh tự viết đoạn văn
Sau đây là một đoạn văn tham khảo.
Trong chiến tranh, cây cầu ở làng em là một trọng điểm đánh phá của địch. Bởi vậy, cây cầu ấy đã chịu rất nhiều bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, cây cầu đã được tu sửa lại, cuộc sôìig nơi đây thật êm ả, thanh bình. Mỗi sáng sớm đềụ có nhiều cụ già lên cầu tập thể dục. Sau đó, từng tôp học sinh băng qua cầu để tới trường. Các bà, các cô quang gánh kéo qua cầu để về kịp phiên chợ huyện. Ai cũng vui tươi, phấn khởi. Những đêm trăng sáng, rất nhiều người lên cầu để hóng mát, đón ngọn gió từ cánh đồng thổi tới mang theo mùi lúa chín thơm.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã đọc, đã nghe
Học sinh tự tìm câu chuyện ngoài sách giáo khoa để kể. Nếu không tìm được thì kể lại các truyện;
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 37).
Những con sếu bằng giấy (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 36).
TẬP ĐỌC
Ê-mi-li, con ... (Trích)
CÁCH ĐỌC
Giọng xúc động, trầm lắng.
Chú ý đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi-li con, Mo-ri-xcm, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong một thể thơ tự do.
GỢl ý tìm hiểu bài
Học sinh đọc diễn cảm.
Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, chẳng “nhân danh ai” và vô nhân đạo vì dùng B52, napan, hơi độc, đốt nhà thương, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh “giết những dòng sông của thơ ca nhạc họa”.
Chú Mo-ri-xơn nói với con là trời sắp tối rồi, không bế Ê-mi-li về được. Chú còn dặn con khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn".
Chú Mo-ri-xơn rất đáng khâm phục vì dám xả thân vì việc nghĩa.
Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cầm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu đế’ phản đôi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập làm báo cáo thống kê
Bài tập 1
Thôìig kê kết quả học tập trong tháng của em.
Trình bày theo hàng:	- Số điểm dưới 5	: 0.
Số điểm từ 5 đến 6:1
Số điểm từ 7 đến 8 : 4
Sô' điểm từ 9 đến 10 : 3
Bài tập 2
Kẻ bảng thông kê có đủ số cột dọc (ghi điểm sô') và dòng ngang (ghi tên họ học sinh).
Bảng thống kè kết quả học tập (tháng... tổ... )
Sô' thứ tự
Họ và tên
Sô' điểm
0-4
5-6
7-8
9-10
1
2
3
Tổng cộng
LUYỆNTỪVÀCÂU	Từ đồng âm
NHẬN XÉT
Bài tập 1, 2: Lời giải
+ Câu (cả'): bắt cá tôm... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc đầu một sựi dây
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
GHI NHỚ
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm.
Đồng trong cánh đồng-. Khoảng đất rộng rãi và bằng phẳng đùng để trồng trọt.
Đồng trong tượng đồng-, kim loại có màu đỏ dễ dát mỏng và kéo sợi, có thể dùng làm dây điện và chế hợp kim.
Đồng trong một nghìn đồng-, đơn vị tiền của nước ta.
Đá trong hòn đá: chất rắn làm nên vỏ trái đất kết thành tảng, thành hòn.
Đá trong đá bóng: dùng chân đưa nhanh hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đôi phương.
Ba trong ba má: cha, bô', tía, thầy...
Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
Bài tập 2
Chiếc bàn được đặt ở một góc nhà / Chúng em bàn nhau quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
Mừng ngày Quốc khánh, nhà nào cũng treo cờ / Sáng chủ nhật chúng em thường chơi cờ vua.
Nước ta có ba miền: Nam, Trung và Bắc / Nước đun sôi để nguội uổng rất tốt.
Bài tập 3 Lời giải
Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiêng tiêu trong từ đồng âm, tiền tiêu là vị trí chiến thuật quan trọng.
Bài tập 4
Con chó thui, từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải số chín.
Cây hoa súng và khẩu súng.
TẬPLÀMVĂN	Trả bài văn tả cảnh
Học sinh làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.