Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em

  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 1
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 2
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 3
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 4
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 5
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 6
  • Tuần 3. Việt Nam - Tổ quốc em trang 7
Tuần 3
Tập dọc
CÁCH ĐỌC
Đọc đúng một văn bản kịch.
Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói cúa nhân vật.
Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ
trong bài.	. .
Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, tìíng tình huống.
* Giải thích từ ngữ: - xẵng giọng: nói một cách gay gắt.
GỢl ý tìm hiểu bài.
Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
Dì Năm đã nghĩ ra cách đưa vội cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuông chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
Em thích thú nhất chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẩng giọng hỏi lại: Chổng chị à? Dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui...
Nội dung: Đoạn kịch ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đâ'u trí để lừa bọn giặc, cứu cán bộ cách mạng.
CHÍNH TẲ
Thư gửi các học sinh
1. NHỚ VIẾT
Viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng.
Chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ sô' (80 năm).
II. LUYỆN TẬP * Bài tập 2
Tiếng
vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em
e
m
yêu
yê
u
màu
a
u
tím
i
m
Hoa
0
a
cà
a
hoa
0
a
sim
i
m
* Bài tập 3
Dựa vào mô hình cấu tạo vần, dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt ở bên dưới, các dấu khác đặt trên).
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhẫn cỉân
Bài tập 1
công nhân'.
nông dân:
doanh nhân'.
quân nhân:
trí thức: g) học siríli:
Bài tập 2
thợ điện, thợ cơ khí
thợ cấy, thợ cày
tiểu thương, chủ tiệm
đại úy, trung sĩ
giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
học sinh tiểu học, học sinh trung học
c/iịư thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt Nam ta cần cù chăm chỉ, chẳng ngại khó khăn gian khổ.
Dám nghĩ dám làm: táo bạo, mạnh dạn có nhiều ý kiến và dám thực hiện sáng kiến.
đồng hương đồng môn đồng chí đồng thời đồng bọn đồng bộ
nhàng, ăn khớp đồng ca đồng cảm đồng dạng đồng diễn đồng điệu đồng hành đồng hao đồng đội đồng khóa đồng khởi đồng lõa đồng loại đồng loạt đồng lòng đồng minh ■ đồng mưu đồng nghĩa đồng nghiệp
Muôn người như một: nói lên sự đoàn kết một lòng, thông nhất ý chí và hành động.
Trọng nghĩa khinh tài: xem trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.
Uống nước nhớ nguồn: nhớ ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
* Bài tập 3
Người Việt Nam mình gọi nhau là đồng bào vì tin ràng đều sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ.
Tìm 5, 6 từ bắt đầu tiếng đồng có nghĩa là cùng.
GỢI Ỷ
người cùng quê
cụng học một thầy, cùng trường
người cùng một chí hướng
cùng một lúc
cùng nhóm làm việc bâ't lương
cùng chu kỳ, tốc độ, thời gian... tạo nên sự phối hợp nhịp
cùng hát chung một bài
cùng chung cảm xúc, cảm nghĩ
cùng một dạng
cùng biểu diễn
cùng một nỗi lòng
cùng đi một đường
cùng làm rể một gia đình
người'cùng chiến đấu
cùng học một khóa
cùng nổi dậy
cùng tham gia một hành động bâ't lương
động vật cùng loại, thường chỉ loài người với nhau cùng một lượt, một hạng hoặc cùng một lúc cùng một lòng, một ý chí
cùng một phía phối hợp hành động
cùng mưu tính việc xấu
có nghĩa giống nhau
cùng làm một nghề
đồng ngủ đồng niên
đồng phục ngành
đồng tâm đồng thanh đồng tình đồng ý c) Đặt câu
cùng đội ngũ chiến đấu
cùng tuổi
quần áo cùng màu, kiểu cho những người cùng tổ chức,
đồng lòng
cùng hát, nói
cùng ý, cùng lòng
Gợi ý
Học sinh trường em đến lớp đểu mặc đồng phục.
Bố mẹ tôi vốn là bạn đồng hương.
Trong mọi việc chung, láp tôi đều đồng tâm nhất trí.
cùng ý kiến như ý kiến đã nêu
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Học sinh tự tìm chuyện đế kể theo đúng yêu cầu của tiết học: Kể chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đát nước.
Để bài: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sông.
Bài tham khảo
Nhà em ở nằm sâu trong một con hẻm dài chừng năm chục mét. Sáng chủ nhật nào bà con trong hẻm cũng tập trung làm vệ sinh chựng.
Vào khoảng bảy giờ sáng chủ nhật, ông tố trưởng đánh lến một hồi kẻng dài. Nghe tiếng kẻng, mỗi gia đình cử ra một người cùng tham gia làm vệ sinh chung. Ba chục người đại diện cho ba chục gia đình đã có mặt đông đủ trước nhà ông tồ trưởng. Người già có, thanh niên có, phụ nữ có, bạn nhỏ có, mỗi người đều cầm trong tay một dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, dao, liềm, chổi... Sau khi nghe ông tố’ trưởng phân công, bà con tản ra làm mấy nhóm và bắt đầu dọn vệ sinh. Nhóm này thì cắt cỏ, xén cây làm vườft chung của tổ. Nhóm kia thì quét dọn đường hẻm thu gom rác. Nhóm khác Thì khơi thông công rãnh để nước mưa tiêu rút nhanh không gây ra cảnh ngập đường. Mọi người vừa làm vừa râm ran trò chuyện. Chừng một giờ sau, mọi việc đã xong. Ông tổ trưởng đi kiểm tra các việc rồi tuyên bô' giải tán. Ai nấy vui vẻ ra về. Chỉ cần bỏ ra một giờ lao động chung, bà con tổ dã làm cho bộ mặt đường phô' sạch đẹp hẳn lên.
Việc làm vệ sinh chung là một việc làm rất có ích. Nó làm cho môi trường sông tốt lành hơn và cũng tạo cho mọi người một nếp sông sạch sẽ, văn minh. Em rất thích công việc này nên tuần nào cũng vác chổi ra tích cực tham gia quét dọn.
TẬP ĐỌC	LÒNG DÂN (tiếp theo)
CÁCH ĐỌC
Ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch.
GỢl ý tìm hiểu bài.
An đã làm cho bọn giặc mừng hụt. Khi chúng hỏi An: ông đó phải tía mày không? An trả lời: “không phải tía” làm chúng hỉ hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh làm chúng phải tẽn tò: “Cháu... kêu bằng ba, chứ hống phải tía”.
Chi tiết cho thây dì Năm ứng xử rất thông minh là: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói lên tuổi của chồng, tên bô' chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.
Vở kịch được đặt tên là “Lòng dân’’ vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Tin yêu cách mạng trọn lòng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Nội dung: Đoạn kịch ca ngơi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, qua đó thế hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đôi với cách mạng.
TẬP LÀM VĂN	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
* Bài tập 1:
Đọc bài văn Mưa rào và trả lời câu hỏi
Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
Mây. nặng, đặc xịt, lốm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió: thối giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, khi mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Những từ ngữ tả tiêng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:
Tiếng mưa: Lúc đầu: lẹt đẹt... lẹt dẹt, lách tách.
Về sau: mưa ù xuống rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt gianh đổ ồ ồ.
Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống trên nứa rồi tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, hạt mưa giọt ngã, giọt bay tỏa bụi nước trắng xóa.
Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
' - Trong mưa: - Lá dào, lá me, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà trông ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
Cuối cơn mưa vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục, ì ầm những tiếng sẩm của mưa mới đầu mùa.
Sau trận mưa:
Trời rạng dần.
Chim chào mào hót râm ran.
Phía đông lộ ra một mảng trời trong vắt.
Mặt trời chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng các giác quan:
Thị giác-, thây những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thây mưa rơi, những thay đổi của cây côi, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
- - Thính giác: nghe thấy tiếng gió thổi, sự biến đổi của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót của chim chào mào.
Xúc giác: thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
Khứu giác: nhận biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa đầu mùa.
* Bài tập 2: Lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa
Mở bài:
Khí trời nồng nực, oi ả.
Mây đen dày đặc ở chân trời.
Cơn mưa rào sắp ập đến.
Thân bài:
a) Trong cơn mưa:
Bầu trời xám xịt vì mây đen giăng phủ.
Gió thổi mạnh làm cây cối lay động, ngọn cây cong oằn.
Sấm sét ầm ì.
Mưa ập đến rất nhạnh.
Mưa phủ xuống trên ngọn cây, đập lùng bùng trên tàu lá chuôi, xôi ào ào trên mái hiên.
Nước xiên xuống, tuôn rào rào chảy thành dòng, bọt tung trắng xóa.
Ngoài đường vắng người qua lại, các hoạt động như tạm ngừng. b) Sau cơn mưa
Trời sáng hơn, mây đen trôi dạt về một phương.
Ánh nắng ấm áp trải nhẹ xuống cành cây kẽ lá.
Cây cối tươi tắn như được tắm gội và được ánh mặt trời sưởi ấm.
Đàn gà lục tục kéo nhau ra sân, ra vườn để tìm mồi.
Những chú chim đứng trên cành cây giũ cánh hót líu lo .
Các hoạt động của con người trở lại bình thường.
Kết bài
Cơn mưa đầu mùa đem lại sự mát mẻ, dễ chịu.
Mưa giúp ích cho con người, giúp ích cho nhà nông gieo trồng được thuận lợi.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bài tập 1
Đeo ba lô, xách túi đàn, vác thùng giấy, khiêng lều trại, kẹp báo
Bài tập 2
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Lá rụng về cội.
Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
Các tục ngữ trên có ỳ nghĩa chung là gắn bó với quê hương là một tình cảm tự nhiên.
Bài tập 3
Gợi ý
Còn màu nào tươi sáng hơn màu đỏ thắm. Đó là màu của sự rực rỡ và lộng lẫy dễ tạo ấn tượng sâu sắc. Màu đỏ còn là màu đỏ tươi của máu trong tim, màu đỏ chót của nền cờ Tổ quốc và khăn quàng của các đội viên. Đó còn là màu đỏ rực rỡ của bếp lửa chiều gợi nên một sự đoàn viên, quần tụ.