Giải Địa Lý lớp 7 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

  • Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng trang 1
  • Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng trang 2
  • Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng trang 3
Bài 11. DI DÂN VÀ sự BÙNG Nổ ĐỎ THỊ
ở ĐỚI NÓNG
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.
Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các kiểu quần cư.
Đọc lược đồ phân bố dân cư và các siêu đô thị trên thế giới.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự di dân
Di dân ở đới nóng diễn ra đa dạng và phức tạp:
+ Có di dân tự do từ vùng nông thôn vào đô thị, có di dân tị nạn. + Nguyên nhân do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát
triển, nghèo đói, thiếu việc làm,...
Nhiều nước tiến hành di dân có tổ chức, có kế hoạch, để khai hoang lập đồn điền trồng cây xuất khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng núi hay ven biển.
Đô thị hoá
Tốc độ đô thị hoá cao
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh (từ năm 1989 đến 2000, dân số đô thị ở đới nóng đã tăng gấp đôi)
+ Số siêu đô thị ngày càng nhiều (năm 1950, đới nóng chưa có đô thị nào đến 4 triệu dân, đến năm 2000 đã có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân).
Đô thị hoá tự phát đã để lại những hậu quả xấu cho môi trường.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát hình 3.3, nêu tên các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng.
Trả lời: Các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng: Mê-hi-cô Xi ti, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, La-gốt, Côn-ca-ta, Mum-bai, Ma-ni-la, Gia-các-ta.
Câu 2. Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra.
Trả lời: Những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra:
Đối với đời sống người dân:
+ Thiếu điện, nước và tiện nghi sinh hoạt.
+ Dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan.
+ Thiếu việc làm và thất nghiệp.
Đối với môi trường:
+ Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước, không khí.
+ Không khí bị ô nhiễm.
+ Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng.
Trả lời:
Nhóm nguyên nhân tích cực và tiêu cực:
+ Tích cực (có tác động tốt đến kinh tế — xã hội); di dân có tổ chức, có kế hoạch để khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu để xây dựng các công trình công nghiệp mới, phát triển kinh tế ở vùng núi hay vùng ven biển.
+ Tiêu cực (tác động xấu đến kinh tế - xã hội): nông dân di cư tự do vào đô thị tìm kiếm việc làm, di dân tị nạn (do hạn hán thường xuyên và các cuộc xung đột tộc người không dứt).
Nhóm các nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân xã hội:
+ Nguyên nhân tự nhiên: thiên tai, hạn hán.
+ Nguyên nhân xã hội: xung đột, chiến tranh, đói nghèo, thiếu việc làm,...
Câu 2. Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng
Trả lời: Mê-hi-cô Xi ti, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, La-gốt, Côn-ca-ta,
Mum-bai, Ma-ni-la, Gia-các-ta.
Câu 3. Dựa vào hình 11.3 (SGK), nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.
Trả lời:
So sánh tỉ lệ dân đô thị giữa các châu lục và khu vực năm 2001 cho thấy nơi có tỉ lệ dân số đô thị hóa cao nhất là Nam Mĩ (79%)..
Tính và so sánh tốc độ đô thị hóa của từng châu lục và khu vực năm 2001 so với năm 1950:
+ Châu Âu: tốc độ tốc độ đô thị hóa năm 2001 so với năm 1950 là 30,4%.
+ Châu Á: tốc độ tốc độ đô thị hóa năm 2001 so với năm 1950 là 146,6%.
+ Châu Phi: tốc độ tốc độ đô thị hóa năm 2001 so với năm 1950 là 120,0%.
+ Bắc Mĩ: tốc độ tốc độ đô thị hóa nấm 2001 so với năm 1950 là 17,2%.
+ Nam Mĩ: tốc độ tốc độ đô thị hóa năm 2001 so với năm 1950 là 92,6%.
So sánh tốc độ đô thị hóa giữa các châu lục và khu vực:
+ Tôc độ đô thị hóa nhanh nhất là: châu Á.
+ Tốc độ đô thị hóa thấp nhất là: Bắc Mĩ.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Việc di dân có tổ chức, có kế hoạch là do:
A. Thiên tai.	B. Chiến tranh,
c. Thiếu việc làm.	D. Để khai hoang.
Siêu đô thị có 8 triệu dân trở lèn nằm ở đới nóng là:
A. Niu Đê-li.	B. Bắc Kinh.
c. Ma-ni-la.	D. Niu I-ooc.