Giải Địa Lý lớp 7 Bài 59: Khu vực Đông Âu

  • Bài 59: Khu vực Đông Âu trang 1
  • Bài 59: Khu vực Đông Âu trang 2
  • Bài 59: Khu vực Đông Âu trang 3
Bài 59. KHU vực ĐÔNG Âu
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Đông Âu.
Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế khu vực Đông Âu.
Quan sát tranh ảnh.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái quát tự nhiên
Khu vực Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm 1/2 diện tích châu Âu. Bề mặt có dạng lượn sóng, cao trung bình 100 - 200m.
Khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông và đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc. Phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam có mùa đông ngắn dần và ấm hơn.
Sông ngòi nhìn chung đều đóng băng vào mùa đông. Các sông lớn là Von-ga, Đôn, Đni-ep,...
Thảm thực vật thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam. Rừng và thảo nguyên có diện tích rộng lớn.
Kinh tế
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp (các khoáng sản có trữ lượng lớn như quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ; rừng phong phú,...).
Công nghiệp khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống (khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hoá chất,...). Các nước có trình độ phát triển công nghiệp tương đối cao là Liên bang Nga và U-crai-na.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo quy mô lớn. Sản phẩm chủ yếu là lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm. U-crai-na là một trong những vựa lúa lớn của châu Âu.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát hình 59.1, cho biết dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu.
Trả lời: Quan sát hình 59.1, dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là đồng bằng.
Câu 2. Quan sát hình 59.2, giải thích về sự thay đổi từ bắc xuống nam của thảm thực vật ở Đông Âu.
Trả lời:
Phía bắc là đồng rêu, do khí hậu lạnh.
Về phía nam có rừng lá kim và rừng hỗn giao, do khí hậu ôn đới lục địa.
Tiếp đến là rừng lá rộng, do khí hậu có ảnh hưởng của Đại Tây Dương.
Xuống phía nam có thảo nguyên và nửa hoang mạc phát triển trong điều kiện của khí hậu lục địa sâu sắc nhất (lượng mưa trong năm không quá 200mm, nhỏ hơn độ bốc hơi tới 5 - 6 lần).
gỢi ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.
Trả lời: Các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.
Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm một nửa diện tích châu Âu. Phía bắc có địa hình băng hà, -phía nam, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.
Khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm dần.
Sông ngòi đóng băng về mùa đông.
- Rừng và thảo nguyên có diện tích rộng lớn.
Câu 2. Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?
Trả lời:
Nền công nghiệp của Đông Âu khá phát triển, nhưng các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim và cơ khí giữ vai trò chủ đạo.
Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Đặc điểm nào sau đây không phải của Đông Âu?
Là một dải đồng bằng rộng lớn.
Có khí hậu ôn đới lục địa.
Rừng và thảo nguyên chiếm diện tích nhỏ.
Sông ngòi đóng băng về mùa đông.
Các nước Đông Ầu có nhiều khoáng sản là:
A. Liên bang	Nga	và ư-crai-na	B.	U-crai-na và Bê-la-rut
C. Liên bang	Nga	và E-xtô-ni-a	D.	E-xtô-ni-a và U-crai-na.
Nước được xem là vựa lúa mỉ của vùng Đông Ấu hiện nay là:
A. Liên bang	Nga.	B.	U-crai-na.
C. Môn-đồ-va.	D.	Bê-la-rút.
Nước có ngành công nghiệp khai thác rừng và chế hiến gỗ phát triển nhất ở vùng Đông Ầu là:
A. Liên bang Nga.	B. U-crai-na.
c. Bê-la-rut.	D. Phần Lan.