Giải Địa Lý lớp 7 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

  • Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh trang 1
  • Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh trang 2
  • Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh trang 3
Bài 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI ở ĐỚI LẠNH
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
Quan sát tranh ảnh và nhận xét một số hoạt động kinh tế ở đới lạnh.
Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
Nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất.
Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.
Việc di chuyển được thực hiện bằng xe trượt do chó kéo.
Việc nghiên cứu và khai thác môi trường
Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh (hải sản, thú có lông quý, khoáng sản), nhưng điều kiện khai thác rất khó khăn.
Ngoài ra, việc săn bắn quá mức đã làm cho cá voi và nhiều loài thú có lông quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Hai vấn đề lớn phải giải quyết: thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát các hình 22.1 (trang 71 SGK), cho biết:
Có các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc?
Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt.
Trả lời:
Tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc: Chúc, I-a-kút, I-nuc, Xa-mô-y-et, La-pông.
Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi:
+ Người Chúc, I-a-kút, người Xay-mô-y-et ở Bắc Á.
+ Người La-pông ở Bắc Âu.
Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt: người I-nuc ở Bắc Mĩ.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc. Trả lời: Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương
Bắc: chăn nuôi và săn bắt.
Chăn nuôi: tuần lộc, chó (để kéo xe).
Săn bắt: tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng, đánh bắt cá.
Câu 2. Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?
Trả lời:
Những nguồn tài nguyên chính của đới lạnh: hải sản, khoáng sản (đồng, uranium, kim cương, kẽm, vàng, dầu mỏ,...), thú có lông quý.
Đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì điều kiện khai thác rất khó khăn:
+ về tự nhiên: khí hậu quá lạnh, đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài,...
+ Về xã hội: thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại,...
Câu 3. Cho những cụm từ: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống, hãy lập một sơ đồ theo mẫu (GSK, trang 73) thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.
Trả lời: Sơ đồ hoàn thành
Rất ít người sinh sống
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là:
Chăn nuôi tuần lộc.
Đánh bắt cá.
c. Săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt, da.
D. Tất cả đều đúng.
Địa bàn cư trú của các dân tộc -sống bằng nghề săn bắt ở:
A. Bắc Âu và Bắc Mĩ.	B. Bắc Mĩ và đảo Grơn-len.
Bắc Á và Bắc Âu.	D. Bắc Âu và đảo Grơn-len.
Tài nguyên chính của đới lạnh là:
Hải sản, thú có lông quý, đồng, uranium, kim cương,...
Hải sản, than đá, dầu mỏ.
Kim cương, dầu mỏ, các loại chim.
Thú có lông quý, than đá, kim cương.