Giải Địa Lý lớp 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)

  • Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo) trang 1
  • Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo) trang 2
  • Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo) trang 3
Bài 31. KiNH TẾ CHÂU PHI (Tiếp theo)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản ngành dịch vụ của châu Phi.
Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị; nguyên nhân và hậu quả.
Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm ngành dịch vụ.
Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ dân thành thị ỗ một số quốc gia châu Phi.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Dịch vụ
Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản:
+ Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản.
+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản.
+ Do giá cả biến động trên thị trường thế giới, nên kỉnh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng.
Du lịch là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ỏ' châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a,...).
Đô thị hoá
Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng.
Tốc độ đô thị hoá ỏ' châu Phi khá nhanh, nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp.
Bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Trả lời: Các tuyến đường sắt đều bắt nguồn từ các vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu hay vùng khai thác khoáng sản sâu trong nội địa hướng ra bờ biển, đến các thành phố cảng, phục vụ vận chuyển hàng xuất khẩu.
Câu 2. Quan sát bảng số liệu (trang 98 SGK) kết hợp với hình 29.1, cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
Trả lời:
Mức độ đô thị hóa cao nhất: duyên hải Bắc Phi (An-giê-ri, Ai Cập).
Mức độ đô thị hóa khác cao: ven vịnh Ghi-nê (Ni-giê-ri-a).
Mức độ đô thị hóa thấp: duyên hải Đông Phi (Kê-ni-a, Xô-ma-li). Câu 3. Nêu những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
Trả lời: Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi:
Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm.
Các tệ nạn xã hội; an ninh, trật tự thành phố...
Các khu nhà ổ chuột, số lượng người tị nạn và nông dân ở nông thôn đổ về thành phố không có nhà ở.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?
Trả lời: Do công nghiệp châu Phi chậm phát triển, thiên về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu, nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, hàng thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
Câu 2. Quan sát các hình 31.1 và 29.1, cho biết:
Tên một số cảng lớn ở châu Phi.
Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân ở châu Phi.
Trả lời:
Tên một số cảng lớn ở châu Phi: An-giê, Ca-xa-blan-ca, A-bit- gian, Đa-ca, Kêp-tao, Đuôc-ban, Môm-ba-sa.
Châu Phi có 22 đô thị trên 1 triệu dân. Hai đô thị trên 5 triệu dân ở châu Phi là Cai-rô (Ai Cập) và La-gôt (Ni-giê-ri-a).
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiều biểu là:
A. Ma-rốc, Tuy-ni-di.	B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a.
c. Công-gô, Tan-da-ni-a	D. Kê-ni-a, Ai Cập.
Mặt hàng nông sản độc đáo, có khối lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới của châu Phi là:
A. Cà phê.	B. Ca cao. c. Cọ dầu. D. Lạc.
Việc xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Phi chủ yếu nhằm vào mục đích:
Thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng.
Tiện xuất khẩu lâm sản, khoáng sản.
c. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nội địa.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng ven biển.