Giải Địa Lý lớp 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ

  • Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ trang 1
  • Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ trang 2
  • Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ trang 3
Bài 43. DÂN cư, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ.
Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sơ lược lịch sử (Đã giảm tải)
Dân cư
Phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ La-tinh với người gốc Phi và Anh-điêng.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (trên 1,7%).
Dân cư tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.
Sự kết hợp ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh-điêng đã tạo nên nền văn hoá Mĩ La-tinh độc đáo.
Đô thị hoá
Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tỉ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 75% dân số.
Tuy nhiên, 35 - 45% dân số đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.
Các đô thị lớn nhất là Xao Pao-lô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
III. gỢi ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát hình 43.1, hãy:
Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ.
Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
Trả lời:
Điểm khác về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ:
+ Ở Trung và Nam Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố nhiều cả trên mạch núi An-đét lẫn ven biển phía đông nam.
+ ở Bắc Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố chủ yếu ở phía đông.
Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
Câu 2. Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.
Trả lời: Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp:
Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
Khu nhà ổ chuột,...
Các tệ nạn xã hội.
An ninh, trật tự xã hội.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
Trả lời'.
Vùng I: quần đảo cực Bắc Ca-na-đa. Do khí hậu ở đây là hàn đới, khắc nghiệt, chỉ có người E-xki-mô và người Anh-điêng sinh sông.
Vùng II: hệ thống núi Cooc-đi-e. ở đây chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, ít người sinh sống.
Vùng III: đồng bằng A-ma-dôn. ở đây chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai tương đối màu mỡ, chưa được khai thác hợp lí, ít người sinh sống.
Vùng IV: hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thông An-đét. ở đây có khí hậu khắc nghiệt và khô hạn, ít người sinh sống.
Câu 2. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
Trả lời'.
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
CÂU HỎI Tự HỌC
Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt ở:
A. Ven biển.	B. Cửa sông.
Cao nguyên.	D. Sâu trong nội địa.
Nền vãn hoá Mĩ La-tinh độc đáo được kết hợp từ ba dòng văn hoả:
Âu, Phi, Anh-điêng.
Anh-điêng, Á, Âu. c. Phi, Á, Anh-điêng.
Anh-điêng, Phi, Ồ-xtrây-li-a.
Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là:
Xao Pao-lô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
Xao Pao-lô, Ri-Ồ đê Gia-nê-rô, Ca-ra-cat. c. Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nôt Ai-ret
D. Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret