Giải Địa Lý lớp 7 Bài 56: Khu vực Bắc Âu

  • Bài 56: Khu vực Bắc Âu trang 1
  • Bài 56: Khu vực Bắc Âu trang 2
  • Bài 56: Khu vực Bắc Âu trang 3
Bài 56. KHU Vực BAC âu
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Âu.
Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế khu vực Bắc Âu.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái quát tự nhiên
Khu vực Bắc Âu gồm các nước: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.
Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcan-đi-na-vi: bờ biển dạng phi-0 (Na Uy), hồ, đầm (Phần Lan). Ai-xơ-len có nhiều núi lửa và suôi nước nóng.
Khí hậu lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ. Giữa hai bên dãy núi Xcan-đi-na-vi có sự khác biệt: phía đông có mùa đông rất giá lạnh; phía tây có mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa nhiều. Ai-xơ-len là xứ sở của băng tuyết.
Tài nguyên quan trọng là: dầu mỏ, rừng, quặng sắt, đồng, uranium, nguồn thuỷ năng và cá biển.
Kinh tế
Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
Các ngành công nghiệp phát triển là: thuỷ điện, hàng hải và đánh cá, khai thác dầu khí, khai thác rừng, sân xuất đồ gỗ và giấy.
Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi (bơ, pho mát, sữa, thịt,...) phát triển mạnh.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Xác định vị trí của các nước khu vực Bắc Âu trên hình 56.1
Trả lời'. Xác định trên hình 56.1 vị trí của các nước: Na-Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.
Câu 2. Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Trả lời'.
Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới, nên phía tây dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông.
Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu lạnh giá về mùa đông.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất.
Trả lời: Những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất:
Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.
Câu 2. Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát
triển kinh tế như thế nào?
Trả lời: Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế:
Khai thác nguồn thủy điện dồi dào và rẻ để phát triển công nghiệp.
Phát triển kinh tế biển (hàng hải và đánh cá, khai thác dầu khí ở Biển Bắc).
Phát triển công nghiệp khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ và giấy xuất khẩu.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu SGK (trang 171), vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa (năm 1999) ở một số nước Bắc Âu; nêu nhận xét.
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:.
+ Vẽ biểu đồ cột; trục hoành thể hiện các nước, trục tung thể hiện sản lượng (đổi ra đơn vị tấn); ứng với tên của mỗi nước trên trục hoành là một cụm cột, gồm 2 cột: một cột thể hiện sản lượng giấy, bìa; một cột thể hiện sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người.
+ Biểu đồ có tên, có chú giải thích hợp.
Nliận xét: các nước Bắc Âu không khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có giá trị kinh tế cao hơn, hiệu quả khai thác sẽ lớn hơn rất nhiều.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Dạng địa hình phổ biến ở Bắc Ầu là:
A. Băng hà cổ. B. Núi lửa. c. Suôi khoáng. D. Núi trẻ.
Nước có nhiều núi lửa là
A. Phần Lan. B. Thụy Điển. c. Na-Uy. D. Ai-xơ-len
Nước ở Bắc Âu được coi là xứ sở của băng tuyết là:
A. Na Uy.	B. Thuỵ Điển. c. Ai-xơ-len. D. Phần Lan.
Ngành trồng trọt ở các nước Bắc Âu không được thuận lợi, chủ yếu là do:
A. Khí hậu khắc nghiệt.	B. Đất đai đầm lầy.
c. Nguồn nước tưới khó khăn.	D. Địa hình hiểm trở.