Giải Địa Lý lớp 7 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

  • Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới trang 1
  • Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới trang 2
  • Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới trang 3
  • Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới trang 4
Bài 2. Sự PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
Đọc bản đồ phân bô' dân cư.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự phân bố dân cư
Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bô' dân cư của một địa phương, một nước.
Mật độ dân số trung bình thế giới 46 người/km2.
Phân bố không đều:
+ Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,... đều có mật độ dân số cao.
+ Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo,... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Các chủng tộc
Dân cư thế giới thuộc ba chủng tộc chính là Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it.
Các chủng tộc khác nhau về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi,...).
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, ở châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it, ở châu Âu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống khắp mọi nơi trên Trái Đất.
GỢI ý trả lời câu hỏi giữa BÀI
Câu 1. Quan sát hình 2.1, cho biết:
Những khu vực tập trung đông dân.
Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.
Trả lời:
Những khu vực đông dân:
+ Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn (Hoàng Hà, sông An, sông Hăng, sông Nin,...).
+ Những khu vực có kinh tế phát triển của các châu lục (Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây Phi).
— Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất: Hai đồng bằng của hai con sông lớn: Hoàng Hà, sông Hằng.
- Những khu vực thưa dân: các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng nằm sâu trong lục địa,...
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Dân cư thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? Tại sao?
Trả lời:
Dân cư thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực:
+ Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn (Hoàng Hà, sông An, sông Hằng, sông Nin,...).
+ Những khu vực có kinh tế phát triển của các châu lục (Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây Phi).
Nguyên nhân: Những khu vực đó có điều kiện sinh sống và đi lại thuận lợi.
Câu 2. Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng (trang 9 SGK) và nhận xét.
Trả lời:
Mật độ dân số là số cư dân trung bình sinh sông trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2). Cách tính: Lấy dân số (người) chia cho diện tích (km2).
Tính mật độ dân số các nước:
+ Việt Nam: 239 người/km2.
+ Trung Quốc: 13 người/km2.
+ In-đô-nê-xi-a: 107 người/km2.
Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, nhưng lại có mật độ dân sô' cao hơn. Nguyên nhân, do đất hẹp, người đông.
Câu 3. Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sông chủ yếu ở đâu?
Trả lời:
Để chia thành các chủng tộc, người ta căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể: màu da, tóc, mắt, mũi,...
Người Môn-gô-lô-ít phân bô' chủ yếu ở châu Á, người Nê-grô-it ở châu Phi và người ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu.
CÂU HỎI Tự HỌC
Dân cư trên thể giới thường sinh sống chủ yếu ở:
Vùng núi. B. Hải đảo. c. Đồng bằng. D. Vùng gò đồi.
Mật độ dân số là:
Sô' người trên một diện tích.
Tổng diện tích trên sô' người.
c. Số người bình quân trên một kilômet vuông.
D. Số kìlômet vuông trên bình quân số người.
Việc chia dân cư trên thế giới thành ha chủng tộc không phải dựa vào
A. Màu da.	B. Tóc.	c. Mắt, mũi. D. Tiếng nói.
Chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống chủ yếu ở châu:
A. Âu.	B. Á.	c. Phi.	D. Mĩ
Mật độ dân số trung bình thế giới là:
A. 46 người/km2.	B. 47 người/km2.
c. 48 người/km2.	D. 49 người/km2.