Giải Địa Lý lớp 7 Bài 60: Liên minh châu Âu

  • Bài 60: Liên minh châu Âu trang 1
  • Bài 60: Liên minh châu Âu trang 2
  • Bài 60: Liên minh châu Âu trang 3
  • Bài 60: Liên minh châu Âu trang 4
Bài 60. LIÊN MINH CHÂU Âu
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày được về Liên minh châu Âu: sự mở rộng, mô hình liên minh, tổ chức thương mại.
Sử dụng bản đồ, sơ đồ để tìm hiểu về Liên minh châu Âu.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đêh năm 2013 đã gồm 28 nước thành viên và đang có xu hướng tăng thêm.
Các nước thành viên châu Âu hiện nay là: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, I-ta-li-a, Lúc-xăm-bua, Ai-len, Đan Mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển. Từ tháng 5/2004, có thêm: Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Lit-va, Lat-vi-a, Xlô-va-ni-a, E-xtô-ni-a, Man-ta, Sip, Ru-ma-ní, Bun-ga-ri, Crô-a-ti-a.
Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới
Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu. Liên minh châu Âu có chính sách kinh tế chung, có hệ thống tiền tệ chung (đồng ơ-rô), tự đo lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn.
Công dân của Liên minh châu Âu đi lại trong các nước châu Âu rất thuận lợi.
Các nước trong Liên minh châu Âu chú trọng vào bảo vệ tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ, tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên,...
Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu trên thế giới, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
Liên minh châu Âu có đội ngũ lao động trình độ văn hoá cao, tay nghề thành thạo và nền khoa học tiên tiến, là khu vực kinh tế lớn của thế giới.
Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
III. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. Quan sát hình 60.1, nêu sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn.
Trả lời: Sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn.
Năm 1958: Hà Lan, Đức, Bỉ, Luc-xem-bua, Pháp, I-ta-li-a.
Năm 1973: Anh, Đan Mạch.
Năm 1981: Hi-Lạp.
Năm 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
Năm 1995: Thụy Điển, Phần Lan, Áo.
Câu 2. Quan sát hình 60.3, nêu một vài nét về hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu.
Trả lời:
Liên minh châu Âu chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
Liên minh châu Âu có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới, tập trung ở khu vực Bắc Mĩ và châu Á.
IV. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Câu 1. Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu.
Trả lời: Xác định ranh giới của Liên minh châu Ầu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu (chủ yếu các nước ở Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu).
Câu 2. Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
Trả lời: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:
Có chính sách kinh tế chung.
Sử dụng đồng tiền chung.
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
Câu 3. Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau đây:
LIÊN MINH CHÂU Âu (năm 2001)
Diện tích (km2)
Dân sô' (triệu người)
Mật độ dân sô' (người/km2)
GDP (tỉ USD)
GDP bình quân đẩu người (USD/người)
3.243.600
378
?
7.885
?
Trả lời: Bảng hoàn thành:
LIÊN MINH CHÂU Âu (năm 2001)
Diện tích (km2)
Dân sô' (triệu người)
Mật độ dân sô' (người/km2)
GDP (tỉ USD)
GDP bình quẵn đầu người (USD/người)
3.243.600
378
117
7.885
20.859,7
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Sự ra đời của Liên minh châu Ầu (EU) đã dẫn đến việc xoá bỏ ranh giới: A. Quốc gia. B. Kinh tế. c. Ngôn ngữ. D. Tôn giáo.
Các công dân của EU đều có chung:
A. Quốc tịch. B. Ngồn ngữ. c. Đồng ơ-rô. D. Tôn giáo.
Chủ trương nào thể hiện tính thống nhất trong đa dạng của các thành viên EU:
Sự khuyên khích phát triển văn hoá truyền thống.
Tài trự việc học ngoại ngữ.
c. Sử dụng đồng tiền chung (đồng ơ-rô).
D. Câu A + B đúng.
Nước nào ở Tây Ầu cho đến nay vẫn chủ trương giữ vị trí độc lập, đứng ngoài các tổ chức kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới:
A. Áo.	B. Thuỵ Sĩ.
c. Thuỵ Điển.	D. Ai-xơ-len.