Giải Địa 8 - Bài 2. Khí hậu châu Á

  • Bài 2. Khí hậu châu Á trang 1
  • Bài 2. Khí hậu châu Á trang 2
  • Bài 2. Khí hậu châu Á trang 3
  • Bài 2. Khí hậu châu Á trang 4
Bài 2
KHÍ HẬU CHÂU Á
Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
Câu hỏi: Quan sát hình 2.1, em hãy đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80° Đ.
- Giải thích tại sao khi hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?
Trả lòi:
Dọc theo kinh tuyến 80° Đ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo gồm có:
Đói khí hậu cực và cận cực (từ vòng cực Bắc đến Cực).
Đới khí hậu ôn đới (nằm trong khoảng 40° B - vòng cực Bắc).
Đới khí hậu cận nhiệt (từ chí tuyến Bắc - 40° B).
Đới khí hậu nhiệt đới (từ chí tuyến Bắc - 5° N).
Giải thích:
Do lãnh thổ trải dài từ vùng Cực đến Xích đạo nên châu	Á	có	nhiều đới	khí hậu,
các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu	khí	hậu khác nhau.
Câu hỏi: Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.
Trả lòi:
Đới khí hậu cận nhiệt có nhiều kiểu khí hậu: kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
Các kiêu khí hậu giỏ mùa
Câu hỏi: Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.
Hình 2.1. Lược đồ các đới khỉ hậu châu Ả
Trả lời:
Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Các kiêu khí hậu lục địa
Câu hỏi: Quan sát hình 2.1, em hãy:
Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.
Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?
Trả lòi:
Các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á có kiểu khí hậu lục địa.
Đặc điểm chung: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa trung binh năm thay đổi từ 200 đến 500mm, do độ bốc hơi lớn nên độ ẩm không khí thấp, các vùng này có cảnh quan phát triển là bán hoang mạc và hoang mạc.
Cấu hỏi: Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới dãy, em hãy cho biết mỗi địa điểm nằm trong kiêu khí hậu nào?
Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.
Y -an-gun (Mi-an-ma)
U-ían Ba-to
(Mùng Cỏ)
Trả lòi:
Địa điểm Y-an-gun (Mi-an-ma) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đói gió mùa.
Địa điểm E-Ri-at (A rập xẻ út) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.
Địa điểm U-lan-Ba-to (Mông cổ) thuộc kiểu khí hậu ôn đói lục địa.
* Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm:
Y-an-gun: nhiệt độ trung bình năm cao, trên 25°c - lượng mưa trong năm 2.750mm, tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9.
E-Ri-at: nhiệt độ trung bình năm cao, tháng có nhiệt đô cao nhất trên 30°C, từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa trong năm rất thấp, 82mm, các tháng không mưa: tháng 5, 7, 8, 9, 10.
U-lan-Ba-to: nhiệt độ cao nhất: tháng 6, 7, khoảng 25°c, các tháng có nhiệt độ dưói 0°: tháng 1, 2, 3, 11, 12. Lượng mưa trong năm thấp, 220mm.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc khí hậu nào?
Trả lòi:
Vẽ biểu đồ: nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc).
Trên trục tọa độ: trục đứng bên trái, mũi tên chỉ nhiệt độ (0°C), trục đúng bên phải, mũi tên chỉ lượng mưa (mm), (lem chiều cao là 5°c, tưong ứng với 20cm lượng mưa).
Trục ngang (trục hoành) chi 12 tháng, mỗi tháng tương ứng với lem.
Đường nối nhiệt độ các tháng (màu đỏ).
Vẽ hình cột (lượng mưa) 12 tháng.
Xác định địa điểm: địa điểm này thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
BÀI TẶP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa vào hình 2.1, cho biết đói khí hậu từ chí tuyến Bắc đến 40° B:
Đới khí hậu ôn đới.
Đói khí hậu cận nhiệt.
Đói khí hậu nhiệt đới.
D. Đới khí hậu Xích đạo.
Câu 2: Hãy cho biết ở châu Á đói khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
Đới khí hậu cận nhiệt.
Đới khí hậu nhiệt đới.
c. Đói khí hậu Xích đạo.
D. Cả A, B, c đều sai.
Câu 3: Sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là do:
A. Lãnh thổ rộng.	B.	Địa hình núi cao.
c. Ảnh hưởng biển.	D.	Cả A, B, c đều đúng.
Câu 4: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong đới có khí hậu:
A. Gió mùa nhiệt đói.	B.	Gió mùa cận nhiệt và ôn đới.
Cận nhiệt Địa Trung Hải.	D.	Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và ôn đói phân bố ở:
A. Tây Á	B. Đông Á
c. Nam Á	D. Cả B và c đều đúng
Câu 6: Việt Nam nằm trong đói khí hậu nào?
A. Ôn đới	B. Cận nhiệt đới
c. Nhiệt đói	D. Xích đạo
Câu 7: Dựa vào hình 2.1, cho biết đới khí hậu nào không phân thành các kiểu khí hậu?
A. Đới khí hậu Xích đạo.	B. Đới khí Cực.
c. Cả A và B đều đủng.	D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm (SGK trang 9), cho biết địa điểm nào thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa?
A. Ư-lan Ba-to.	B. E Ri-at.
c. Y-an-gun.	D. Cả A, B, G đều sai.
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lòi
B
A
D
A
B
c
c
c