Giải Địa 8 - Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

  • Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 1
  • Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 2
  • Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 3
Bài 31
ĐẶC ĐIẺM KHÍ HẬU VIỆT NAM
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Câu hỏi: Dựa vào bảng 31.1, cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc và giải thích vì sao?
Trả lòi:
Những tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc: tháng 1, 2, 3, 4, 10,11,12.
Giải thích: Do vị trí ảnh hường của hình dạng lãnh thổ và tác động của gió mùa nên nhiệt độ giảm (từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông ở nước ta, gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến các tỉnh từ Huế trở ra nên nhiệt độ ở các khu vực này giảm).
Câu hỏi: Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy? Trả lòi:
Gió mùa đông bắc từ áp cao Xi-bia 50°B là gió từ lục địa tới nên lạnh khô, còn gió mùa tây nam từ biển thổi vào nên ẩm, mang mưa lớn.
Câu hỏi: Vì sao các địa điểm trên lại có mưa lớn?
Trả lời:
Một số nơi do điều kiện địa hình, lượng mưa hằng năm lớn, các địa điểm đó nằm nơi địa hình đón gió ẩm nên thường có mưa lớn.
Tính chất đa dạng và thất thưòng
Câu hỏi: Những nhăn tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
Trả lời:
Ba nhân tố: vị trí địa lí, địa hình và hoàn lưu gió mùa.
Câu hỏi: Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao? Trả lòi:
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở Bắc Bộ và Trung Bộ, thể hiện rõ nhất trong chế độ nhiệt và chế độ mưa: năm rét sớm và năm rét muộn, năm khô hạn... Do nhịp độ và cường độ gió mùa tạo ra, ảnh hưởng các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu: En Ni-nô, La Ni-na.
Câu hỏi: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khỉ hậu nước ta thế hiện ở những mặt nào?
Trả lòi:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất phân hóa đa dạng và thất thường.
Nét độc đáo: So với các nước cùng vĩ độ về mặt khí hậu, nước ta không bị khô hạn như các khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á; cũng không nóng quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung binh thấp hơn các nước cùng vĩ độ là do gió mùa mang lại.
Câu hỏi: Nước ta có mẩy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
Trả lòi:
Có 4 miền:
Miền khí hậu phía Bắc: từ Hoành Son (vĩ tuyến 18°Đ trỏ- ra): mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
Miền khí hậu Đông Trường Sơn: gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Son tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B): mưa vào thu đông.
Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên): có khí hậu cận Xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm với 1 mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Miền khí hậu biển Đông Việt Nam: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhân tố nào làm cho thòi tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
Vị trí địa lí.	B. Địa hình.
Hoàn lưu gió mùa.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Nước ta có khí hậu:
Nhiệt đói gió mùa nóng ẩm. B. Mưa nhiều, diễn biến phức tạp.
c. Cả A, B đều đúng.	D. Cả A, B đều sai.
Câu 3: Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng đông bắc gây ra thời tiết:
A. Lạnh khô.	B. Lạnh ẩm.
Nóng ẩm.	D. Cả A, B, c đều sai.
Câu 4: Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió:
Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.
Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
Cả A, B đều đúng.
Cả A, B đều sai.
Câu 5: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Son (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:
A. Độ ẩm không khí cao.	B. Nằm nơi địa hình chắn gió.
Ảnh hường của biển.	D. Cả A, B, c đều đúng.
Câu 6: Miền khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?
Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ tuyến 1 8°B trờ ra).
Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên).
Miền khí hậu Đông Trường Son (từ Hoành Son tới Mũi Dinh).
Miền khí hậu biển Đông Việt Nam.
Câu 7: Sự thất thường của khí hậu nước ta thể hiện:
Trong chế độ nhiệt.
Trong chế độ mưa.
Chủ yếu diễn ra ỏ- miền Bắc và miền Trung.
Cả A, B, c đều đúng.
Câu 8: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra tập trung ở các vùng:
A. Bắc Bộ.	B. Trung Bộ.
c. Nam Bộ.	D. Cả A, B đều đúng.
Câu 9: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện:
Lưọng bức xạ mặt trời lớn.
Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Ở nước ta, miền nào có mùa đông lạnh nhất?
A. Miền Bắc.	B. Miền Trung.
c. Miền Nam.	D. Cả A, B, c đều sai.
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
D
c
A
c
B
c
D
D
D
A