Giải Địa Lí 8 - Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

  • Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trang 1
  • Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trang 2
  • Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trang 3
  • Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trang 4
  • Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trang 5
BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYỀT
Dựa vào băng 16.1 (SGK trang 54), hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 - 1996; 1998 - 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).
Trả lời
Giai đoạn 1990- 1996:
+ Các nươc có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.
+ Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
Giai đoạn 1998- 2000:
+ Trong năm 1998, các nước không có sự tăng trưởng (In-đô-nê-xi-a, Phi- líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước); các nước có mức tăng trưởng giảm nhưng không lớn lắm (Việt Nam, Xin-ga-po).
+ Trong năm 2000, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nề- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan) và trên 6%/năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).
So sánh vơi mức tăng trương bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trương bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.
Dựa vào bảng 16.2 (SGK trang 55), cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của lừng quốc gia tăng giảm như thố nào?
Trả lời
Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 9,3% ; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.
Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 9,1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 16,8%.
Thái Lan: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 12,7%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 1,4%.
Dựa vào hình 16.1 (SGK trang 56) và kiến thức đã học, em hãy:
Nhận xét sự phân bô' của cây lương thực, cây công nghiệp.
Nhận xét sự phân bô' của các ngành công nghiệp luyện kim, chê' tạo máy, hoá chất, thực phẩm.
Trả lời
Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bô' ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.
Công nghiệp:
+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
+ Chê' tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chê' biến.
+ Công nghiệp hoá chất: phân bô' chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Trả lời
Các nước đang tiến hành công nghiệp hoá do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tê' đất nước.
Dựa vào bảng 16.3 (SGK trang 57), hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
Trả lời
- Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê ở Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê
của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000
Lúa
c à phê
Đông Nam Á
• Châu Á
ỉ Các phần Lành thó’ khác
Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thông canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã đưực đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài ưăm năm nay).
Quan sát hình 16.1 (SGK trang 56), cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bô' ở đâu?
Trả lời
Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, lọc dầu, thực phẩm.
Phân bô' chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhát:
Ngoài cây lương thực, các loại cây được trồng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc là
A. cây ăn quả và cây công nghiệp. B. cây hoa màu và cây ăn quả.
c. cây hương liệu và cây công nghiệp. D. cây thực phẩm và cây hoa màu.
Sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á dựa trên thuận lợi về
tài nguyên thiên nhiên phong phú.
nguồn nhân công dồi dào.
c. tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài.
D. tất cả các ý trên.
Các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6% vào năm 2000 là
Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
c. Phi-líp-pin, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po.
Những năm 1997 - 1998, mức lăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại
A. Ma-lai-xi-a.	B. Thái Lan.
c. Xin-ga-po.	D. In-đô-nê-xi-a.
Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Cam-pu-chia, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, nước có tỉ trọng nông nghiệp cao nhất (năm 2000) là
A. Phi-líp-pin.	B. Cam-pu-chia.
c. Lào.	D. Thái Lan.
Trong các nước Cam-pu-chia, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, nước nào có tỉ trọng dịch vụ cao nhât trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (năm 2000)?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. c. Phi-líp-pin. D. Lào.
Các ngành sản xuất của Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng
A. trung du và miền núi.	B. đồng bằng và ven biển.
c. duyên hải và trung du.	D. ven biển và miền núi.
Ngành công nghiệp luyện kim phân bô' chủ yếu ở
Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Bru-nây, Xin-ga-po, Đông Ti-mo.
Xin-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Lào, Việt Nam.
c. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Từ năm 1980 đến năm 2000, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp- pin có sự chuyển dịch theo hướng
nông nghiệp tăng, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm.
nông nghiệp giảm, công nghiệp giảm, dịch vụ tăng.
c. nông nghiệp giảm, công nghiệp tăng, dịch vụ tăng.
D. nông nghiệp giảm, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm.
Những nước nào ở Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo?
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.	B. Thái Lan, Việt Nam.
c. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.	D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
ĐÁP ÁN
1C
2D
3A
4B
5C
6C
7B
8D
9B
10B