Giải Địa Lí 8 - Bài 21. Con người và môi trường địa lí

  • Bài 21. Con người và môi trường địa lí trang 1
  • Bài 21. Con người và môi trường địa lí trang 2
  • Bài 21. Con người và môi trường địa lí trang 3
BÀI 21. CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYỀT
1. Dựa vào hình 21.1 (SGK trang 74) và kiến thức đã học, cho biết: Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào?
Trả lời
- Hoạt động sản xuâ't nông nghiệp diễn ra rất đa dạng. Con người đã khai thác các kiểu, loại khí hậu, các dạng địa hình khác nhau để trồng cây lương thực (lúa mì, lúa gạo), cây công nghiệp (bông), cây ăn quả (chuôi) và phát triển chăn nuôi (nuôi cừu). Các hoạt động này diễn ra trên rất nhiều vùng lãnh thổ của bề mặt đất. Sự phân bô' của chúng bị chi phối trước hết ở các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, liên quan trực tiếp tới điều kiện khí hậu.
Ví du: lúa gạo chỉ được trồng ở đới nóng và ở nơi có nguồn lao động dồi dào; lúa mì phát triển ở đới ôn hoà, lượng mưa vừa phải...
Cùng với lịch sử khai thác thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, con người đã ngày càng mở rộng diện tích cảnh quan nhân tạo, làm biến đổi cảnh quan ban đầu, thường là rừng hoặc đồng cỏ.
Quan sát hình 21.2, 21.3 (SGK trang 75), nhận xét và nêu những tác động của một số hoạt động công nghiệp đôi với môi trường tự nhiên.
Trả lời
Hình 21.2 cho thây ngành công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác lộ thiên thường làm thay đổi diện mạo của cả một khu vực.
Hình 21.3 là quang cảnh khu công nghiệp luyện kim nhả khói lên trời làm ô nhiễm không khí.
Qua đó có thể thấy, hoạt động công nghiệp có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên, làm cho nhiều vùng thay đổi diện mạo, làm cho không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Dựa vào hình 21.4 (SGK trang 76), hãy cho biết các nơi xuất khẩu và các nơi nhập khẩu dầu chính. Nhận xét về tác động của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên.
Trả lời
Các nơi xuất khẩu và các nơi nhập khẩu dầu chính:
+ Các nơi xuất khẩu dầu chính: Tây Nam Á, Bắc Phi, Trung Phi, Trung Mĩ, LB. Nga, Đông Nam Á.
+ Các nơi nhập khẩu dầu chính: Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Âu, Nhật Bản.
Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển dầu khí có tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên: làm ô nhiễm môi trường không khí, biển và đại dương..., gây tác động xấu, nguy hại cho con người.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Lựa chọn trong SGK Địa lí 8 hai ảnh về hoạt động nông nghiệp, hai ảnh về công nghiệp hoặc về cảnh thành phô' của châu Á, cho biết ảnh thể hiện cảnh quan gì? Các hoạt động này có thể diễn ra ở khu vực nào trên thế giới?
Trả lời
Hình 8.3 (SGK trang 26): cảnh những người nông dân đang thu hoạch lúa trên đồng ruộng ở In-đô-nê-xi-a. Hoạt động này diễn ra phổ biến ở các vùng trồng lúa nước (Đông Nam Á, Nam Á...).
Hình 11.4 (SGK trang 39): cảnh thu hái chè trên vùng đồi núi ở Xri-lan-ca. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở cấc nước có trồng chè (Ân Độ, Trung Quôc, Việt Nam...).
Hình 9.2 (SGK trang 30): khai thác dầu ỏ I-ran. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các khu vực có nhiều dầu mỏ (Tây Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Mĩ, LB. Nga...).
Hình 21.3 (SGK trang 75): khu công nghiệp luyện kim ở Đức. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các nước có ngành luyện kim phát triển: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhât:
Hoạt động làm biến đổi hình dạng sơ khai của bề mặt Trái Đất là
trồng lúa gạo.
trồng cây công nghiệp.
c. chăn nuôi du mục.
D. xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Hoạt động của ngành công nghiệp nào thường làm thay đổi diện mạo của cả một khu vực?
A. Khai khoáng.	B. Luyện kim.
c. Cơ khí.	D. Chế biến thực phẩm.
Năm 1990, khu vực có sản lượng khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới là
A. Đông Nam Á.	B. Tây Âu.
c. Tây Nam Á.	D. Bắc Phi.
ĐÁP ÁN
1D
2A
3C