Giải Địa Lí 8 - Bài 24. Vùng biển Việt Nam

  • Bài 24. Vùng biển Việt Nam trang 1
  • Bài 24. Vùng biển Việt Nam trang 2
  • Bài 24. Vùng biển Việt Nam trang 3
  • Bài 24. Vùng biển Việt Nam trang 4
BÀI 24.	VÙNG BIỂN VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYỀT
Em hãy tìm trên hình 24.1 (SGK trang 87) vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?
Trả lời
Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.
Quan sát hình 24.2 (SGK trang 88), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?
Trả lời
Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).
Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam.
Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.
Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 89), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Trả lời
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sỡ cho những ngành kinh tế nào?
Trả lời
Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản.
Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
Bờ biển: các bãi biển đẹp, vũng, vịnh kín gió là cơ sỡ để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.
Em hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta.
Trả lời
Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão, sạt lở bờ biển...
Muôn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời
Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tôi hơn.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vùng biển Việt Nam mang tính chát nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Trả lời
Chế đô nhiêt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°c, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
Chế đô gió: trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
Chế đô mựa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đôi với kinh tế và đời sông của nhân dân ta?
Trả lời
Thuân lơi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:
Biển Đông thông với các đại dương nào qua các eo biển hẹp?
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
c. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2?
A. 1,0 triệu km2. B. 1,5 triệu km2. c. 2,0 triệu km2. D. 2,5 ưiệu km2.
Biển Đông thông với Ân Độ Dương qua eo biển nào?
A.Gi-bran-ta. B. Ba-si.	c.	Ma-lắc-ca. D. Bê-rinh.
Khí hậu các đảo gần bờ ở Biển Đông về cơ bản giống như
A. khí hậu vùng ôn đới hải dương.	B. khí hậu vùng đất liền lân cận.
c. khí hậu vùng xích đạo.	D. khí hậu vùng chí tuyến.
Trên Biển Đông, hướng gió chiếm ưu thế từ tháng 5 đến tháng 9 là
A. đông bắc. B. đông nam. c. tây nam. D. gió nam.
Ý nào sau đây không đúng với chế độ gió ưên Biển Đông?
Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4.
Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
c. Tốc độ gió trung bình đạt 5 - 6m/s.
D. Dông trên biển thường phát triển về buổi trưa và chiều.
So với đất liền, ở biển có
mùa đông lạnh hơn, mùa hạ nóng hơn.
mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn.
c. mùa đông lạnh hơn, mùa hạ mát hơn.
D. mùa hạ nóng hơn, mùa đông ẩm hơn.
Sương mù trên Biển Đông thường xuất hiện vào
A. cuối mùa đông, đầu mùa	xuân.	B.	cuối mùa hạ, đầu mùa thu.
c. cuối mùa đông, đầu mùa	hạ.	D.	cuối mùa thu, đầu mùa đông.
Hướng chảy chính của dòng biển hình thành trên Biển Đông vào mùa hạ là
A. đông nam - tây bắc.	B.	tây nam - đông bắc.
c. đông - tây.	D.	bắc - nam.
Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là
A. động đất.	B. núi lửa. c. sóng thần. D. bão.
ĐÁP ÁN
1C
2A
3C
4B
5C
6D
7B
8C
9B
10D