Giải Vật Lý 6 Bài 28: Sự sôi

  • Bài 28: Sự sôi trang 1
  • Bài 28: Sự sôi trang 2
  • Bài 28: Sự sôi trang 3
  • Bài 28: Sự sôi trang 4
  • Bài 28: Sự sôi trang 5
Bài 28: sự SÔ!
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Hiện tượng sôi
Sự sôi của một chất lỏng là hiện tượng các bọt khí:
Được tạo ra bên trong chất lỏng.
Nổi lên mặt thoáng và vỡ tung khi chất lỏng được đun nóng tới nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ sôi
Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
* Ghi chú: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của châk lỏng càng cao.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Câu 1: ơ nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?
Hướng dẫn
Học sinh dựa vào thí nghiêm trên lớp để trả lời.
Câu 2: ơ nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?
Hường dẫn
Học sinh dựa vào thí nghiệm trên lớp đế trả lời.
Cảu 3: ơ nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?
Hướng dẫn
ơ 100°C xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi).
Câu 4: Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?
Hường dẫn
Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng (vẫn 100°C).
Câu 5: Trong cuộc tranh luận giữa Bình và An (nêu ở phần đầu bài), ai đúng, ai sai?
Hướng dẫn
Trong cuộc tranh luận của Bình và An thì Bình đúng, An sai.
Cảu 6: Chọn từ thích hợp: 100°C, gần 100°C, thay đổi, không thay dổi, nhiệt độ sôi, bọt khí, mặt thoáng đế điền vào chỗ trông trong các câu đây:
Nước sôi ở nhiệt độ (1) ... Nhiệt độ này gọi là (2) ... của nước.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3)...
Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4)... vừa bay hơi trên (5)...
Hường dẫn
Nước sôi ở nhiệt độ (1) 100°C. Nhiệt độ này gọi là (2) nhiệt độ sôi của nước.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3) không thay đổi.
Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4) bọt khí vừa bay hơi trên (5) mặt thoáng.
Câu 7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?
Hướng dẫn
Người ta chọn nhiệt độ sôi của hơi nước dang sôi để làm một mốc chia độ vì hơi nước sôi ở một nhiệt độ xác định (100°C) và trong suốt quá trình sôi nước không thay đổi nhiệt độ.
Câu 8: Tại sao đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?
Hướng dẫn
Để đo nhiệt độ của hơi nước người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân vì nó có GHĐ là 130"C > 100°C (nhiệt độ sôi của nước) và không dùng nhiệt kế rượu vì có GHĐ là 50°c < 100°C .
Câu 9: Hình (SGK) vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?
Hướng dan
Đoạn AB biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ của nước (từ o°c lên 100nC) và thời gian đun là 10 phút.
- Đoạn BC biểu diễn quá trình sôi của nước (nước sôi ở 100uC) và thời gian sôi là: (20 - 10) = 10 phút.
c. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP
Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, dặc điểm nào là của sự sôi?
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
c. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Hướng dẫn
Chọn câu D: Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Trong các đặc điềm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?
Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chát lỏng.
Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
c. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Hướng dẫn
Chọn câu C: Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Trong các đặc điểm sau đây, nhũng đặc điểm nào là đặc điểm của sự sôi, những đặc điểm nào là của sự bay hơi?
. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Xảy ra ỗ nhiệt độ xác định của chất lỏng.
c. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
D. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Hướng dẫn
Đặc điểm của sự sôi: câu B và c.
Dặc điểm của sự bay hơi: câu A và D.
Hĩnh (sách bài tập) vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi được đun nóng và để nguội. Hẩy cho biêt các đoạn AB, BC, CD của đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
Hướng dẫn
-Đoạn AB: nước nóng lên.
Đoạn BC: nước sôi.
Đoạn CD: nước nguội đi.
Hình (sách bài tập) vẽ dường biểu diễn sự thay dổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. Hỏi:
Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thu 5; từ phút thứ 10 đến phút thứ 25?
Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thú’ 5 đến phút thứ 10; từ phút thứ 25 đến phút thứ 30?
c. Các quá trình nóng chảy, bay hơi, sôi diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Hướng dẫn
- Từ phút 0 đến phút thứ 5: rắn.
Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25: lỏng và hơi.
- Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10: rắn, lỏng và hơi.
Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30: lỏng và hơi.
c. - Nóng chảy: từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.
Bay hơi: từ phút thứ 5 đến phút thứ 30.
Sôi: từ phút thứ 25 đến phút thứ 30.
ổ. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất lỏng khi được đun nóng.
A. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 12
đến phút thứ 16?
B. Chất lỏng này có phái là nước không?
Thời gian (phút)
0
2
■
4
" ì
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ (°C)
20
30
40
50
60
70
80
80
80
Hướng dẫn
Nhiệt độ không thay đổi mặc dù vẫn đun: chất lỏng sôi.
Chất lỏng này không phải là nước, chất lỏng là rượu.
Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất dược xếp theo thứ tự vần chữ cái.
Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thâ'p nhất?
Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?
c. ơ phòng có nhiệt độ 25°c thì chất nàọ trong những chất kể’ trên ở thể rắn, thể lỏng, thế' khí?
Chất
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ sôi
Chì
327° c
1613°c
Nước
o°c
100°C
Oxy
-219°c
-183°c
Rượu
-114°c
78° c
Thuỷ ngân
-39°c
357°c
Ilường dần
Chãt có nhiệt độ sôi cao nhất là c/ỉì.
Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là oxy.
B. Chất có nhiệt độ nóng chây cao nhất là c/iỉ.
Chất có nhiệt độ nóng chảy tháp nhất là oxy.
c. Chất ỏ’ thể rắn là chì.
Chất ở thể ỏng và hơi là nước, rượu, thuỷ ngân.
Chát ở thế khí là oxy.
8 . Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên tư đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dân
Khi đó mới chì có nước nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nối lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thể biến mất trước khi lên mặt nước.