Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới Chiến tranh thế giới thứ hai

  • Bài 11: Trật tự thế giới mới Chiến tranh thế giới thứ hai trang 1
  • Bài 11: Trật tự thế giới mới Chiến tranh thế giới thứ hai trang 2
  • Bài 11: Trật tự thế giới mới Chiến tranh thế giới thứ hai trang 3
Chương IV
QUAN HỆ QUỐC TẾ
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 11
Trật tự thế giới mói sau
Chiến tranh thế giới thứ hai
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự hình thành trật tự thế giới mới
Hội nghị Ianta họp từ ngày 4 đến 11-2-1945, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là Xtalin, Ph. Rudơven, Sớcsin.
Những quyết địnlỉ của hội nghị:
+ ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức, và vùng Đông Âu. Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Ớ châu Á: Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật. Vì vậy Hội nghị chấp nhận yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng Mông cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xakhalin, trao trả cho Trung Quốc những đất đai Nhật chiếm trước đây (Đài Loan, Mãn Châu), thành lập chính phủ liên hiệp gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập, nhưng tạm thời Liên Xô và Mĩ đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại ở châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Hệ quả:
Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Iaìita do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Sự thành lập Liên hợp quốc
Liên họp quốc được thành lập theo quyết định của Hội nghị Ianta.
Nliiệm vụ chính:
+ Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc.
+ Thực hiện họp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
Vai trò:
+ Duy trì hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Giúp đõ' các nước phát triển kinh tế, văn hóa.
Chiến tranh lạnh
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh”: chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Những hậu quả của “Chiến tranh lạnh”: thế giới luôn ỏ' trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn có nguy co' bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới, hao tốn tiền của.
Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
Tháng 12-1989, Tổng thống Mĩ G.Busơ và Tổng thống Liên Xô
Goócbachốp tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. Thê giới bước sang thời kì mới và diễn ra theo các xu hướng sau:
Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
— Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự đa cực nhiều trung tâm.
Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát-triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm.
ở nhiều khu vực, xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
B. BÀI TẬP.
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Ianta thuộc lãnh thổ nước nào?
Anh.	c. Pháp.
Mĩ.	D. Liên Xô.
Theo quyết định của hội nghị Ianta, vùng Đông Đức và Đông Ầu thuộc phạm vi ảnh hưởng của ai?
Mĩ.	c. Liên Xô.
Pháp.	D. Mĩ, Anh.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của ai?
Liên Xô.	c. Mĩ, Pháp.
Mĩ, Anh.	D. Anh, Pháp.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Á nước nào được giữ nguyên trạng?
Mông Cổ.	c.	Triều Tiên.
Trung Quốc.	D.	Nhật Bản.
Liên hợp quốc được thành lập theo quyết định của lực lượng nào?
Hội nghị Ianta.	c.	Mĩ, Anh, Pháp.
Liên Xô, Mĩ.	D.	Liên Xô, Mĩ,	Anh, Pháp.
Trọng điểm chiến lược của các nước sau “Chiến tranh lạnh” là
Quân sự.	c. Kinh tế.
Chính trị.	D. Văn hóa.
Câu 2. Kê ít nhất 10 tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động tại Việt Nam.