Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 1
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 2
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 3
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 4
Chương III
cuộc VẬN ĐỘNG TIẾN TÔI
CÁCH MẶNG THÁNG TÁM NÃM 1945
Bài 21
Việt Nam trong những năm 1939-1945
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tình hình thế giới và Đông Dương
Thế giới
Tháng 9-19339, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng (6-1940), Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
ơ Viên Đông, phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên Việt - Trung.
h. Đông Dương
Thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ: một là phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương, hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng. Thực dân Pháp đã thỏa hiệp, đầu hàng Nhật.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9-1940) thực dân Pháp suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa vă căn cứ chiến tranh, buộc Pháp kí các hiệp ước:
Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23-7-1941).
Hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự (29-7-1941).
Hiệp ước cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt (7-12-1941)
Những thủ đoạn của thực dân Pháp:
+ Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” để nắm độc quyền nền kinh tế Đông Dương và tăng cường đầu cơ tích trữ để bóc lột nhân dân ta nhiều hơn.
+ Tăng thuế.
Thủ đoạn của Nhật:
+ Thu mua lương thực, thực phẩm cưỡng bức với giá rẻ. Chính thủ đoạn này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực làm cho hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói.
Dưới hai tầng áp bức- bóc lột của Pháp - Nhật các tầng lớp nhân dân ta chủ yếu lã nông dân, bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
Những cuộc nổi dậy đầu tiên.
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
Nguyên nhân:
Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy.
Diễn biến:
Khi quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn, nhân'dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Sơn tước vũ khí quân Pháp, tự vũ trang, giải tán chính quyền định thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Sau đó Pháp, Nhật thỏa hiệp với nhau, Pháp qùay lại đàn áp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân tổ chức các toán vũ trang bắt và trừng trị những tên tay sai. Quân khởi nghĩa tiến lên lập căn cứ, thành lập ủy ban chỉ huy. Tài sản của đế quốc và tay sai bị tịch thu chia cho dân nghèo và các gia đình bị thiệt hại. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập đến năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân.
Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)
Nguyên nhân:
Thực dân Pháp đưa binh lính người Việt ra biên giới Campuchia Thái Lan làm bia đỡ đạn cho chúng chống Thái Lan. Nhân dân Nam Kì và binh lính người Việt bất bình, sẵn sàng nổi dậy.
Diễn biến.
Tình thế cấp bách khiến Đảng bộ Nam Kì phải quyết định khởi nghĩa mặc dù chưa có sự chuẩn y của Trung ương. Nhưng trước ngày khởi sự, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dần Pháp thiết quân luật, nhót binh lính Việt Nam ở trong trại và tước vũ khí của -họ, ra lệnh giới nghiêm, bủa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.
Tuy vậy, khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch vào đêm 22 rạng ngày 23-11-1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ đồn bốt, phá đường giao thông, thành lập chính quyền nhấn dân và tòa án cách mạng. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện.
Thực dân Pháp đàn áp vô cùng dã man: ném bom triệt hạ làng mạc, tàn sát, bắt bớ... Đảng bị tổn thất nặng.
Cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941)
Nguyên nhân:
Phong trào cách mạng lên cao đã tác động đến tinh thần giác ngộ của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính bất bình vì bị đưa sang biên giới Lào - Thái Lan làm bia đỡ đạn cho Pháp.
Diễn biến:
Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng đã nổi dậy, tối hôm đó họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ô tô kéo về Vinh định phối hợp với anh em binh lírih ở đây chiếm thành. Kế hoạch không thực hiện được. Đội Cung và 10 đồng chí của ông bị xử tử, nhiều người khác bị kết án khổ sai và bị đưa đi đày.
— Ý ngliĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên:
+ Các cuộc nổi dậy đã nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật.
+ Để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
B. BÀI TẬP
Câụ 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lòi đúng nhất.
Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm độc quyền nền kinh tế Đông Dương?
Tăng thuế.
Chính sách “kinh tế chỉ huy”, c. Thu mua lương thực.
D. Tích trữ lương thực.
Thủ đoạn bóc lột tàn ác nhất của Nhật là gì?
A. Thu mua lương thực.
B. Tích trữ lương thực.
c. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức.
D. Thu mua gạo giá rẻ.
Thủ đoạn nào của Pháp, Nhật đã gây ra nạn khan hiếm lương thực?
Tăng thuế.
Thu mua lương thực theo lối cương bức. c. Chính sách “kinh tế chỉ huy”.
D. Đầu cơ tích trữ.
Thủ đoạn bóc lột nào của Pháp, Nhật đã làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói?
Đầu cơ tích trữ.
Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
c. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức.
D. Tăng thuế.
Lực lượng vũ trang cuộc nổi dậy nào được duy trì sau đó phát triển thành Cứu quốc quân?
Bắc	Sơn.	c.	Đô Lương.
Bắc	Sơn,	Đô Lương.	D.	Nam Kì.
Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc nổi dậy nào?
Bắc	Sơn.	c.	Nam Kì.
Đô Lương.	D.	Nam Kì và Bắc Sơn.
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là tổ chức nào?
Đảng bộ cấp tỉnh.
Xứ ủy Bắc Kì.
c. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đảng bộ địa phương.
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kì là
Đảng bộ cấp huyện.
Xứ ủy Nam Kì.
c. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. Sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 2. Hãy nêu nguyên nhân chung của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương.