Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

  • Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX trang 1
  • Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX trang 2
  • Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX trang 3
Bài 2
Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những
năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết
- Cuộc khủng hoảng nhiều mặt của thế giới mở đầu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đòi hỏi phải cải cách kinh tế
chính trị - xã hội. Nhưng ban lãnh đạo Liên Xô không chịu thực hiện cải cách.
Đến đầu những năm 80 đất nước Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Công cùộc cải tổ:
+ Tháng 3-1985, Goócba chop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và thực hiện cải tổ
+ Do không chuẩn bị và thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công cuộc cải tổ lâm vào bị động, lúng túng, khó khăn. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng rối loạn.
+ Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991, thất bại thất bại dẫn đến hậu quả: Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang tê liệt các nước cộng hòa đòi tách khỏi Liêng bang.
Kết quả
+ Ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa kí kết hiệp định giải tán Liên bang thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
+ Ngày 25-12-1991, Cờ búa liềm trên nóc điện Cremli hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ỏ' Liên Xô.
Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Đến năm 1988, khủng hoảng lên đến đỉnh cao. Khởi đầu ở Ba Lan sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.
Biểu liiện: quần chúng mít tinh, biểu tình đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị, tổng tuyển cử tự do.
Lợi dụng thời cơ, với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc, bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội, ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt chống phá.
Kết quả: qua Tổng tuyển cử, các đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo các nước Đông Âu quay trở lại còn đường tư bản chủ nghĩa, Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Hầu hết các nước này đều thay đổi tên nước, quốc kì, quốc huy cùng ngày quốc khánh. Như vậy đến cuối, năm 1989, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất
Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện từ khi nào?
Năm 1973.	c. Đầu những năm 80.
Cuối những năm 80.	D. Năm 1985.
Cộng đồng các quốc gia độc lập thành lập vào thời gian nào?
Ngày 21-12-1991.	c. Ngày 25-12-1991.
Ngày 19-8-1991.	D. Tháng 3-1985.
Mốc đánh dấu sự chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô là mốc nào?
Goócbachốp cải tổ.
Cờ búa liềm trên nóc điện Cremli hạ xuống, c. Đảo chính Goócbachốp.
D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
Cờ búa liềm trên nóc Cremli hạ xuống vào thời gian nào?
Tháng 3-1991.	c. Ngày 21-12-1991.
Ngày 19-8-1991.	D. Ngày 25-12-1991.
Khủng hoảng ở các nước Đông Âu lên tới đỉnh cao vào thòi gian nào?
Năm 1988.	c.	Cuối năm	1988.
Cuối những năm 80.	D.	Đầu năm	1988.
Cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu khởi đầu từ mốc náo?
Tiệp Khắc.	c.	Ba Lan.
Bungari.	D.	Rumani.
Câu 2. Nối thời gian ở cột bên trái với sự kiện ở cột bên phải, sao cho đúng
Thời gian
Sự kiện
a. Ngày 1-7-1991
1. Cuộc đảo chính Goócbachốp thất bại.
b. Ngày 19-8-1991
2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.
c. Ngày 25-12-1991
3. Tổ chức Hiệp ước Sácsava giải thể?
d. Ngày 21-12-1991
4. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
e. Ngày 28-6-1991
5. Cờ búa liềm trên nóc điện Cremli hạ xuống.