Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 1
  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 2
  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 3
Bài 13
Tổng kết lịch sử thế giới
từ sau năm 1945 đến nay
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm
1945 đến nay
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên của thế kĩ XX, chủ nghĩa xã hội có một lực lượng hùng hậu về chính trị, quân sự, kinh tế, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển của thế giới. Do phạm những sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử: làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh ngày càng có vai trò lớn trong đời sống chính trị thế giới. Nhiều nước đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã. hội.
Sau khi khôi phục xong, nhiều nước tư bản phát triển nhanh chóng về kinh tế (Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức). Nét nổi bậc của hệ thống tư bản chủ nghĩa là Mĩ trỏ' thành nước tư bản giàu mạnh nhất, mưu đồ bá chủ thế giới, nhưng cũng phải chịu những thất bại nặng nề (ở Việt Nam). Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), nay là Liên minh châu Âu (EU).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới mới được thiết lập - trật tự hai cực do siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng - “Chiến tranh lạnh”. Cuối cùng đến năm 1989, Liên Xô, Mĩ phải tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
Nửa sau thế kỉ XX diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật với những thành tựu kì diệu, có ý nghĩa quyết định đôi với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sông và chất lượng sông của con người. Việc khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật còn liên quan đến vận mệnh phát triển của đất nước.
Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
Trật tự thế giới mói đang dần dần hình thành theo hướng đa cực, nhiều trung tâm.
Hòa hoãn, thỏa hiệp, giữa các nước lớn.
Các quốc gia đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy -kinh tế làm trọng điểm.
ở nhiều khu vực, hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng: xung đột quân sự, nội chiến, tranh chấp lãnh thổ.
Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câù trả lời đúng nhất.
Nước XHCN ở Mĩ Latinh là nước nào? •
Bradin.	c. Áchentina.
Mêhicô.	D. Cu Ba.
Chủ nghĩa xã hội lan sang khu vực Mĩ la tinh từ khi nào?
Năm 1959.	c. Năm 1961.
Năm 1960.	D. Năm 1965.
Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ỏ' Liên Xô vào thời gian nào?
Năm 1989.	c. Năm 1990.
Năm 1991.	D. Năm 1985.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
B. Hệ thống thuộc địa sụp đổ. c. Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
D. Chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ.
Trong việc theo đuổi mưu đồ bá chủ của thế giới, Mĩ đã thất bại nặng nề nhất ở đâu?
Ở Việt Nam.	c. ở Cu Ba.
Ở Trung Quốc.	D. ở Iran.
Tiêu biểu cho sự liên kết khu vực nửa sau thế kỉ XX là gì?
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Liên minh châu Âu (EU)
c. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đối đầu Xô - Mĩ.
Đối đầu giữa hai phe. c. Chiến tranh lạnh.
D. Thế giới chia thành hai cực.
Xu thế chung của thế giới ngày nay là
Đối đầu.
Liên minh chính trị. c. Chạy đua vào vũ trụ.
D. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 2. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay (Phần II).