Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 1
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 2
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 3
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 4
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 5
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 6
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 7
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) trang 8
Chương VI
VIỆT NẠM TỪ NĂM 1954
ĐẾN NĂM 1975
Bài 28
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền
Sài Gòn ở mỉền Nam (1954-1965)
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông
Dương
Theo Hiệp định, quân đội hai bên ngừng bắn, tập kết chuyển quân. Hai bên thực hiện những điều khoản này trong thời gian 300 ngày: Pháp rút khỏi Hà Nội ngày 10-10-1954, rút khỏi miền Bắc giữa tháng 5-1955.
Việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam chưa được thực hiện.
Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa tay sai lên nắm chính quyền, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam thành hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tê cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
Hoàn thành cải cách ruộng đất
Kết quả: lấy của địa chủ 81 vạn héc ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho hai triệu hộ nông dân thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, nông dân lên làm chủ ở nông thôn
Y ngliĩa
+ Bộ mặt nông thôn miền bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến không còn, khối công nông liên minh được củng cố.
+ Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Khôi phục kỉnh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Thành tựu
Trong nông nghiệp: Khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, cày cấy hết diện tích, tăng thêm đàn trâu bò, sửa chữa đê điều... Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai, căn bản xóa bỏ nạn đói kinh niên ở miền Bắc.
Trong công nghiệp: khôi phục và mở rộng các cơ công nghiệp, xây dựng thêm một số nhà máy mới như cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ. Đến năm 1957 có 97 xí nghiệp do nhà nước quản lí.
Trong thủ công nghiệp: sản xuất thêm nhiều mặt hàng tiêu dùng, giải quyết việc làm cho người lao động. Đến năm 1957, số thợ thủ công tăng gấp đôi trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong thương nghiệp: mở rộng hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, hoạt động ngoại thương tập trung vào tay nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
Trong giao thông vận tải: khôi phục sửa chữa 700 cây số đường sắt, hàng nghìn, cây số đường ô tô, xây dựng lại và mở rộng thêm các bến cảng như Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy.
y nghĩa
Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được hồi phục và có điều kiện để phát triển.
Giải quyết được vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Miền Bắc được củng cố, cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế
văn hóa (1958-1960)
Cải tạo quan hệ sản xuất
Nhiệm vụ-, cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
Kết quả: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm đời sông cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phúc vụ chiến đấu.
Bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa
Kinh tế: Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, nông trường. Đến cuối năm 1960, có 172 co’ sở nông nghiệp do trung ương quản lí, 500 cơ sở do địa phương quản lí.
Văn hóa, giáo dục, y tế: Đến cuối năm 1960, căn bản xóa xong nạn mù chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi, số học sinh tăng 80% so với năm 1957, có 9 trường đại học với 11 nghìn sinh viên. Cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi (1954- 1960)
Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)
Từ năm 1954, Đảng ta chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ
Diệm đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hòa bình, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng.
“Phong trào hòa bình” của trí thức cvà nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn ra đời tháng 8-1954, hoan nghênh Hiệp định Giơnevơ, ủng hộ hiệp thương tổng tuyển cử.
Phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, lan rộng khắp miền Nàm nhất là các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng... lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Từ những năm 1958-1959, phong trào đấu tranh còn nhằm chống khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ đấu tranh chính trị. hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
' 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)
Hoàn cảnh licit sử
Trong những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm tiến hành các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thực hiện “đạo luật 10-59”, tăng cường đàn áp khủng bô", giết hại những người vô tội.
Chính sách khủng bố tàn bạo của chính quyền Diệm đã làm nảy
sinh mâu thuẫn và sự chống đối chính quyền Diệm trong hàng ngũ chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Nghị quyết 15 của Đảng (đầu năm 1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần Ghúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
. b. Diễn biến
Phong trào nối dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh - Bình Định, Bắc Ái - Ninh Thuận (2-1959), Trà Bồng - Quảng Ngãi (9-1959), đã lan rộng- khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi” tiêu biểu ỏ' Bến Tre.
Ngày 17-1-1960, dứới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với các loại vũ khí có trong tay đồng loạt nổi dậy diệt ác ôn, đánh đồn bốt, giải tán chính quyền địch . Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quân khởi nghĩa đã từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. ơ những nơi đó úy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển, ruộng đất của cường hào địa chủ bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.
Từ Bến Tre, phong trào “Đồng Khởi” lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ỏ' miền Trung Trung Bộ.
Kết quả
Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, gây tác động mạnh làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
Y nghĩa
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập (20-12-1960).
Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc giành nhiều thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bước phát triển nhảy vọt từ “Đồng Khởi” (1959-1960).
Nội dung đại hội
Xác định nhiệm vụ của cách mạng từng miền Bắc - Nam: miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thông nhất nước nhà. Trong việc thực hiện mục tiêu là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí, vai trò riêng.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng Việt Nam. Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đốì với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Đề ra đường lối chung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được cụ thể hóa trong kế hoạch 5 năm (1961- 1965).
Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.
Ý ngliĩa của đại hội.
Đại hội lần thứ III của Đảng là “Nguồn ánh sáng mới”, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất.
Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)
* Thành tựu:
Công nghiệp: Trong công nghiệp nặng có khu gang thép Thái
Nguyên, nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm
Bắc Giang, súppe phôt phát Lâm Thao... Trong công nghiệp nhẹ có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân... công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1%.
Nông nghiệp: xây dựng và phát triển nông trường, lâm trường quốc doanh, trại thí nghiệm cây trồng và chăn nuôi. Nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc trên héc ta. Trên 90% nông dân vào hợp tác xã.
Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường góp phần
phát triển kinh tê, củng cố quan hệ sản xuất ổn định đời sống nhân dân.
Giao thông vận tải, các mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, củng cố, hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.
Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển và tiến bộ đáng kể.
+ Coi trọng xây 'dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
+ Số học sinh phổ thông năm học 1964-1965 là 2,7 triệu, sinh viên là 27.000
+ Mạng lưới y tế mở rộng đến tận xã.
Chi viện cho miền Nam nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ, chuyền môn, kĩ thuật, một khối lượng lớn vũ khí thuốc men..
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)
Chiến lưực “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Ảm mưu
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, .phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Thủ đoạn
Quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Gom dân lập “ấp chiến lược”.
Hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào miền Nam.
Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Phương pháp chiến dấu: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công của ba vùng chiến lược, bằng ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
Quá trình chiến đấu: Năm 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc hành quân của địch vào chiến khu- D, căn cứ u Minh, Tây Ninh.
Đấu tranh chống địch lập “ấp chiến lược”, phá “ấp chiến lược” diễn ra quyết liệt. Địch chỉ lập được 7500 ấp. Đến đầu năm 1965, số ấp đã lập bị ta phá chỉ còn lại 1/3.
Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam giánh thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 450 tên địch, bắn rơi 8 máy bay, bắn cháy 3 xe bọc thép.
Chiến thắng Ấp Bắc khẳng định ta đánh bại đươc “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, làm dấy lên phong trào “Thi đua Âp Bắc giết giặc lập công”.
Đấu tranh chính trị ỏ' đô thị phát triển rầm rộ nhất là đấu tranh của tăng ni phật tử.
+ Ngày 8-5-1963, hai vạn tăng ni, Phật tử ỏ' Huế biểu tình phản đối chính quyền Diệm cấm treo cờ Phật.
+ Ngày 11-6-1963, tại Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối Diệm.
+ Ngày 16-6-1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.
Ngày 1-11-1963, Mĩ chỉ đạo đảo chính Ngô Đình Diệm.
PỊaỐi hợp đấu tranh chính trị của quần chúng, quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công qui mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch tiến công Đông - Xuân 1964-1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
Với những thắng lợi dồn dập, quân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Đến khi nào khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực ở miền Bắc?
Năm 1956.	c. Năm 1960.
Năm 1958.	D. Năm 1965.
Miền Bắc hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh vào thời gian nào?
Năm 1965.	c. Năm 1960.
Năm 1957.	D. Năm 1958.
Nạn đói kinh niên ở miền Bắc được giải quyết cơ bản vào thời gian nào?
Năm 1946.	c. Năm 1957.
Năm 1960.	D. Năm 1965:
Miền Bắc đã căn bản xóa xong nạn mù chữ ỏ' miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi vào thời gian nào?
Năm 19558.	c. Năm 1957.
Năm 1965.	D. Năm 1960.
Cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre do ai lãnh đạo?
Bộ chính trị Trung ương Đảng. c. Tỉnh ủy Bến Tre.
Huyện ủy Mỏ Cày.	D. Trung ương Đảng.
Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam là sự kiện nào?
Cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh.	c. Đại hội III của Đảng.
Phong trào “Đồng Khỏi”.	D. Chiến thắng Ấp Bắc.
Lực lượng tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ Ngụy là lực lượng nào?
Quân đội tay sai.	c. Quân Mĩ, quân đội tay sai.
Quân Mĩ.	D. Quân Mĩ, quân đồng minh.
Câu 2. Điền thời gian vào chỗ 	trong bảng dưới đây, sao cho đúng.
Thời gian
Sự kiện
Chiến thắng Ap Bắc.
Hai vạn tăng ni, Phật tử Huế biểu tình phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật.
Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình.
Đảo chính Ngô Đình Diệm.
Chiến dịch tiến công Đông - Xuân của quân giải phóng.