Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

  • Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trang 1
  • Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trang 2
  • Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trang 3
  • Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trang 4
  • Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trang 5
Bài 17
Cách mạng Việt Nam trước khi
Đảng Cộng sản ra đời
A. KIẾN TIIỨC Cơ BẢN
Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam
(1926-1927)
- Phong trào công nhân:
+ Trong hai năm 1926-1927 nổ ra nhiều cuộc bãi công, lớn nhất là bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray Na.
+ Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc chí Nam, lớn nhất là bãi công của công nhân nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy diêm, cưa Bến Thủy, nhà máy xe
lửa Trường Thi'nhà máy sửa chữa ôtô Avia Hà Nội, mỏ than Hòn Gai, nhà máy Ba Son, đồn điền cau su Phú Riềng.
+ Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
Phong trào của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển cùng với phong trào công nhân kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp nước.
Tân Việt Cách mạng đảng
Sự ra đời:
+ Ra đời trong những năm 20 của TK XX, tên lúc mới thành lập là Hội Phục Việt do sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ỏ' Trung Kì thành lập.
+ Sau nhiền lần đổi' tên đến tháng 7-1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
Tliànli phần, địa bàn và hoạt động
+ Tập hợp những trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
+ Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
+ Lí luận và tư tưởng tưởng Mác - Lênin, có ảnh hưởng lớn đến các đảng viên trẻ của Tân Việt. Nội bộ Tân Việt phân hóa thành hai khuynh hướng tư tưởng: vô sản và tư sản. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập đảng cộng sản.
Việt Nam Quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bai (1930).
Việt Nam Quốc dân đảng
Sự ra đôi:
+ Cơ sỏ' hạt nhân là Nam đồng thư xã.
+ Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ trong nước, ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với “Chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
+ Thành lập 25-12-1927, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính.
Xu hướng chính trị: Tư tưởng dân chủ tư sản, mục tiêu là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Thành phần sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới,
nông dân khá, thân hào, địa chủ, cả binh lính, sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
Tổ chức có 4 cấp nhưng chưa trở thành hệ thống.
Địa bàn hoạt động chủ yếu ồ Bắc Kì.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa:
Sau vụ tên trùm mộ phu người Pháp Badanh bị giết, thực dân Pháp vây ráp bắt bớ. Việt Nam Quốc dân đảng bị thiệt hại nặng. Các yếu nhân còn lại của đảng quyết định dốc lực lượng còn lại bạo động.
Diễn biến: Khởi nghĩa nổ ra đầu tiên ở Yên Bái đêm 9-2-1930 sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội cũng có tổ chức ném bom phối hợp.
Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính,, giết và làm bị thương một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp nhưng không làm chủ tỉnh lị nên hôm sau bị quân Pháp phản công tiêu diệt, ơ các nơi khác, nghĩa quân chỉ tạm thời làm chủ mấy huyện lị, sau đó nhanh chóng bị địch chiếm lại. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại và bị đàn áp man rợ. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông trước khi lên máy bay đã hô to: ‘Việt Nam vạn tuế”.
Nguyễn nhẫn thất bại: về khách quan, thực dân Pháp còn mạnh.
Về chủ quan, Việt Nam Quốc dân đảng non yếu về tổ chức và lãnh đạo.
Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
Đánh dấu sự phá sản của đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.
Hoàn cảnh lịch sử:
+ Những năm 1928-1929, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ.
+ Cuối tháng 3-1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bắc Kì tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập đảng Cộng sản.
Quá trình ra đời:
+ Tại Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập đảng Cộng sản, nhưng không được chấp nhận, họ bỏ Đại hội ra về.
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản Bắc Kì họp thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm.
+ Tháng 7-1929, bộ phận tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì quyết định thành An Nam cộng sản đảng.
+ Tháng 9-1929, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Ý nglũa của việc tliànli lập ba tổ chức cộng sản ỗ Việt Nam:
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Chứng tỏ khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Tên lúc mới thành lập của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?
Hội Phục Việt.	c.	Việt	Nam nghĩa đoàn.
Đảng Thanh	niên.	D.	Hội	Hưng Nam.
Tên Tân Việt Cách mạng đảng có từ khi nào?
Năm 1922.	c.	Năm	1925.
Năm 1928.	D.	Nảm	1927.
Thành phần của Tân Việt cách mạng đảng bao gồm những ai?
Tiểu tư sản trí thức.
Học sinh, sinh viên.
Trí thức, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
D. Trí thức và thanh niên.
Địa.bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?
Bắc Kì.	c. Trung Kì, và Nam Kì.
Nam Kì.	D. Trung Kì.
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng ở đâu?
Bắc Kì.	c. Trung Kì.
Bắc Kì và Trung kì. D. Nam Kì.
Cơ sở hạt nhân của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
Cộng sản đoàn.	c. Tâm tâm xã.
Nam đồng thư xã.	D. Hội Phục Việt.
Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là
Quân chủ chuyên chế.
Quân chủ lập hiến.
c. Cách mạng dân chủ tư sản.
D. Vô sản.
Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?
Hương cảng.	c. Sài Gòn.
Quảng Châu.	D. Hà Nội.
Câu 2. Điền tiếp thời gian và sự kiện vào chỗ	trong bảng trước đây.
Thời gian
Sự kiện
Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên, quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
25-12-1927
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Cuối tháng 3-1929
Đông Dương Cộng sản đảng thành lập.
8-1929
Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập.