Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

  • Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 trang 1
  • Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 trang 2
  • Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 trang 3
  • Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 trang 4
Bài 20
Cuộc vận động dân chủ
trong những năm 1936-1939
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tình hình thế giới và trong nước
ạ. Tình hình thế giới
Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7-1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy co' chiến tranh do chúng 'gây ra.
Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp ban bố những chính sách tiến bộ áp dụng phần nào cho cả thuộc địa.
b. Trong nước.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân Pháp làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức ngột ngạt.
Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ
Chủ trương của Đảng
Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước, đồng thời tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương mới:
Nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai không thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp.
Quyết định tạm gác khẩu lệnh: “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.
Nêu nhiệm vụ trước mắt là: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới.
Xác định hình thức và phương pháp đấu tranh là triệt để lợi dụng những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
Các pliong trào đấu tranh
Phong trào Đông Dương Đại hội (từ giữa năm 1936) vận động thành lập Úy ban trù bị Đông Dương Đại hội nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội. Quần chúng tổ chức cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập “dân nguyên”.
Cuộc “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (đầu năm 1937): Quần chúng mít tinh, biểu tình đưa •‘dân nguyện”.
Phong trào đấu tranh của quần .chúng dưới các hình thức bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình nổ ra mạnh mẽ nhất là ỏ' các khu mỏ và đồn điền cao su.
Tháng 11-1936 cuộc tổng bãi công của công ti than Hòn Gai và tháng 7-1937, bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi được công nhân xe lửa miền Nam Đông Dương phối hợp.
Ngày 1-5-1938, diễn ra cuộc mít tinh của 2 vạn rưỡi người tham gia tại khu Đấu Xảo Hà Nội với các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh...
Sách báo của Đảng và của Mặt trận được lưu hành rộng rãi.
Đến tháng 9-1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ phong trào đấu tranh công khai chấm dứt.
Ý nghĩa của phong trào
Trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên được nâng lên, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của chính sách của Đảng và
Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng.
Đập tan luận điệu truyên truyền xuyên tạc và phá hoại của bọn phản động.
Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển.
Tập hợp, xây dựng được đội quân chính trị quần chúng hàng triệu người. Bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ đông đảo.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là kẻ thù nào?
Chủ nghĩa phát xít.	c. Chủ nghĩa thực dân.
Chủ nghĩa đế quốc.	D. Phát xít Đức.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản chủ trương đấu tranh chống kẻ thù nào?
Chủ nghĩa thực dân cũ.
Chủ nghĩa đế quốc, c. Nguy co' chiến tranh.
D. Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Mục tiêu đấu tranh mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong thời kì 1936-1939 là gì?
Tự do dân chủ.
Cơm áo, hòa bình.
Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D. Hòa bình, tự do.
ủy ban trù bị “Đông Dương đại hội” đã làm được việc gì?
Tổ chức mít tinh.	c. Tổ chức diễn thuyết.
Thu thập “dân nguyện”.	D. Tất cả ý trên. '
Giữa năm 1936, quần chúng mít tinh, hội họp, diễn thuyết để làm gì?
Thu thập “Dân nguyện”.	c. Đòi ngày làm 8 giờ.
Đòi thả tù chính trị.	D. Tất cả ý trên.
Cuộc mít tinh ỏ' khu Đấu Xảo Hà Nội có 2,5 vạn người tham gia diễn ra vào thời gian nào?
Tháng 11-1936.
Tháng 7-1937.
c. Ngày 1-5-1938. D. Giữa năm 1936.
Phong trào đấu tranh công khai chấm dứt khi nào?
Từ cuối năm 1939.
Từ cuối năm 1938. c. Đầu năm 1939.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 2. Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936-1939.