Học Tốt Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

  • Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 trang 1
  • Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 trang 2
  • Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 trang 3
Bài 19
Phong trào cách mạng 193Ó-1935
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Việt Nam trong thời ki khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đến kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam vốn hoàn toàn lệ thuộc vào kinh tế Pháp phải chịu hậu quả nặng nề của khủng hoảng: nông nghiệp và công thương đều suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đến xã hội Việt Nam
Công nhân không có việc làm, số người thất nghiệp ngày một đông, số người còn việc làm thì tiền lương giảm.
Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm.
Một số đông tư sản dân tộc cũng lâm vào cảnh gieo neo.
Về chính trị.
Thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng.
Ánh hưởng của khủng bố kinh tế và chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng làm cho nhân dân tá thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống.
Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
Phong trào đấu tranh
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc.
Từ tháng 2-1930, nổ ra bãi công của công nhân đồn điền Phú
Riềng. Trong tháng 4 có nhiều cuộc bãi công của công nhân Nam
Định, Bến Thủy, Hải Phòng... Đấu tranh của nông dân nổ ra ở
Nam Hà, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Ngày 1-5-1930, ngày Quốc tế lao động trên khắp cả nước xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành...
Nghệ Tĩnh là nơi nổ ra phong trào mạnh mẽ nhất. Tháng 9-1930 các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ trang tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
Xô viết Nghệ Tĩnli
Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền định ở nông thôn nhiều nơi ở Nghệ Tĩnh hầu như tan rã. Ớ những nơi đó, các Ban Chấp hành Nông hội dựới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đứng ra quản lí đời sống chính trị, xã hội nông thôn làm nhiệm vụ chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Chính quyền Xô viết đã:
+ Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.
+ Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc phong kiến đặt ra.
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
+ Chia lại ruộng đất công, giảm tô, xóa nợ.
+ Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục...
+ Thành lập các tổ chức quần chúng.
+ Tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.
+ Tổ chức các đội tự vệ võ trang.
Thực dân Pháp đàn áp áp cực kì tàn bạo. Cho máy bay ném bom vào cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930, đốt phá, triệt hạ làng mạc. Dùng thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ mua chuộc. Đảng bị tổn thất nặng.
Lực lượng cách mạng được phục hồi
Các đảng viên ỏ' trong tù kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường quan điểm cách mạng của Đảng, biến nhà tù thành trường học cách mạng và tìm cách liên lạc với bên ngoài.
Các đảng viên còn ở lại bên ngoài tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở của Đảng và quần chúng, lợi dụng các tổ chức công khai hợp pháp để đấu tranh.
Cuối năm 1934 đến 1935, hệ thống tổ chức Đảng nói chung đã được hồi phục.
Tháng 3-1935, Đảng họp Đại hội lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Giai cấp, tầng lớp nặo phải gánh chịu nhiều tác hại nhất của khủng hoảng kinh tế (1929-1933)?
Công nhân và nồng dân. c. Tiểu tư sản thành thị.
Nông dân.	D. Công nhân.
Tháng 2-1930 nổ ra cuộc bãi công của 3000 công nhân ở đâu?
ở Bến Thủy.	c.	ở Nam Định.
ở Hải Phòng.	D.	ở Phú Riềng.
Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ khi nào?
Từ tháng 5.	.	c.	Từ thảng 9.
Từ tháng 4.	D.	Từ tháng 8.
ở Nghệ - Tình, quần chúng biểu tình có vũ trang tự vệ tấn công vào.đâu?
Vào đồn điền thực dân. c. Vào chính quyền huyện.
Vào chính quyền xã.	D. Cơ quan chính quyền địch.
ở các nơi chính quyền địch tan rã, ai lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ?
Ban Chấp hành Nông hội.
Ban Chấp hành Nông hội xã.
Các tổ chức Đảng ở địa phương.
D. Chi bộ Đảng.
Mốc đánh dấu Đảng và phong trào cách mạng đã hồi phục là mốc nào?
lập lại nông hội.
lập lại công hội.
c. lập lại xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
D. Tất cả ý trên.
Câu 2. Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.