SGK Ngữ Văn 10 - Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

  • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 1
  • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 2
  • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 3
ĐỖ PHỦ
CẢM XÚC MÙA THU
[Thu hứn^V}[
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li : nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
Hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường luật.
TIỂU DẪN
Đỗ Phủ (712 - 770) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Ông sống trong nghèo khổ, chết ttong bệnh tật.
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân vãn hoá thế giới.
Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài, có nội dung rất phong phú và sâu sắc. Đó là nhũng bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ) ; đó cũng là niềm đồng cảm vói nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào, ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là "Thi thánh”.
VĂN BẢN
Phiên âm	Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Dịch nghĩa Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong(1),
Núi Vu, kẽm Vu	Cây phong: một loại cây mùa thu lá chuyển sang màu đỏ, nên ở Trung Quốc xưa, “rừng phong nhuốm đỏ” thường được dùng để tượng trưng cho mùa thu.
 	Núi Vu, kẽm Vu (Vu son, Vu giáp) : hai địa danh thuộc vùng thượng lưu sông Trường Giang, vốn rất hùng vĩ hiểm trở, về thu khí trời càng mù mịt.
 hoi thu hiu hắt.
Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng tròi,
Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u.
Khóm cúc nở hoa đã hai lần [làm] tuôn roi nước mắt
ngày trước,
Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.
Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét, về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo	Tiếng chày đập áo : ở Trung Quốc, vải để may áo rét thường rất dày và rất cúng, nên người ta phải ngâm nước rồi đặt lên tảng đá, dùng chày đập cho mềm ra mới may được. Mùa thu người ta thường đập vải để may áo chống rét, đặc biệt là để gửi cho người lính trấn thủ ở biên cưong. Bởi vậy tiếng chày đập áo (tức đập vải để may áo) trong bóng hoàng hôn cũng là âm thanh đặc trung của mùa thu và thường gợi nỗi buồn da diết.
nghe càng dồn dập.
Dịch thơ	Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước, Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch {Thơ Đường, tập II, Sđd)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Theo anh (chị), bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Vì sao lại chia như vậy ? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy ?
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài vói nhan đề Thu hứng.
	GHI NHỚ	
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phú nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ớ đây đã đạt tới trình độ mẫu mực.
LUYỆN TẬP
Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Cồng Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa.
Theo anh (chị), chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc” ?
Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).