SGK Ngữ Văn 10 - Tỏ lòng (Thuật hoài)

  • Tỏ lòng (Thuật hoài) trang 1
  • Tỏ lòng (Thuật hoài) trang 2
TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lâm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao ; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
Thấy được nghệ thuật của bài thơ : ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
TIỂU DẪN
• Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tướng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, làm đến chức Điện suý, được phong tước Quãn nội hầu. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn võ toàn tài. Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng tưởng nhớ.
Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vưong (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
VÃN BÀN
Phiên âm	Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch nghĩa cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân(1) như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trồi trâu	Ba quân : ngày xưa thường chia quân lính thành ba đội, gọi là tiền quân (đội quân đi trước), trung quân (đội quân đi giữa), hậu quân (đội quân đi sau). Ở đây chỉ quân đội nói chung.
 	Câu thơ trên đây có hai cách hiểu : cách hiểu như lời dịch ở trên, nhưng cũng có cách hiểu khí thôn ngưu là khí thế át sao Ngưu (chỉ chung khí thế át cả sao trời). Người dịch thơ nghiêng về cách hiểu thứ nhất.
. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu	Vũ hầu : tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng hầu (thường gọi tắt là Vũ hầu).
.
Dịch thơ
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
BÙI VĂN NGUYÊN dịch, (Theo Họp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II -
Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) vói câu thơ dịch. Có gì đáng luu ý về không gian, thòi gian trong đó con người xuất hiện ? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào ?
Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” ?
“Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:
Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo : lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối vói dân, vói nước.
Cả hai nghĩa trên.
Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
Qua những lời thơ tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thòi Trần mang vẻ đẹp như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai ?
	GHI NHỚ	
Tó lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc hoạ được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
LUYỆN TẬP
Học thuộc bài thơ (bản phiên âm và bản dịch thơ).