SGK Ngữ Văn 10 - Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

  • Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) trang 1
  • Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) trang 2
ĐỌC THÊM 1101 OÁN CÙA NGIíÒI	VƯƠNGXƯƠNG LINH
Q PHONG KHUÊ"’
(Khuê oán)
TIỂU DẪN
Vương Xương Linh (698 ? - 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An (nay là thành phố Tây An, tính Thiểm Tây, Trung Quốc). Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thòi Thịnh Đường. Thơ Vương Xương Linh hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú (tứ tuyệt).
Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hòn của người cung nữ, nồi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng..., về đề tài nào cũng có những kiệt tác. Phong cách thơ Vương Xương Linh trong trẻo, tinh tế, thanh tân, được người đòi rất hâm mộ.
VĂN BẢN
Phiên âm	Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Dịch nghĩa Người đàn bà trẻ noi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp.
Chợt thấy sắc [xuân] của cây dưong liễu® đầu đường,
Hối hận đã để chồng đi [tòng quân lập công, làm quan]
kiếm tước hầu®!
Phòng khuê : phòng của phụ nữ quý tộc ngày xưa, cũng dùng để chỉ phòng của phụ nữ nói chung.
Màu dương liễu : màu của mùa xuân và tuổi trẻ, gợi lên khát vọng hạnh phúc. Xưa ở Trung Quốc, mỗi khi chia tay, người ở lại bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi để biểu thị nỗi niềm lưu luyến. Hình ảnh “cành dương liễu”, “màu dương liễu” hay động tác “bẻ liễu”... vì thế đã trở thành hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho sự li biệt. Ở đây, người thiếu phụ thấy màu dương liễu mà nhớ đến người chồng đang ra trận để “tìm kiếm tước hầu”.
Kiếm tước hầu : thời phong kiến, bề tôi lập được cõng lớn (thường là chiến công) thì được vua phong tước hầu. ơ đây, người chồng đi tìm kiếm tước hầu có nghĩa là đi ra trận lập công để được phong tước hầu. Khuê oán được sáng tác vào thời thịnh vượng của nhà Đường, các cuộc chiến tranh phần lớn là để mở mang bờ cõi (chảng hạn : người lính trong bài Binh xa hành (Bài ca xe trận) của Đỗ Phủ đã nói: “Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ - Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ”...).
Dịch thơ
Bản dịch thứ nhất:
Trẻ trung nàng biết chi sầu,
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.
Nhác trông vẻ liễu bên đường,
‘‘Phong hầu’’, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!
TẢN ĐÀ dịch, [Thơ Đường, tập I, Sđd)
Bản dịch thứ hai:
Thiếu phụ phòng khuê chảng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.
Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,
Hối để chàng đi kiếm tước hầu.
NGUYỄN KHẮC PHI dịch (Có tham khảo bản dịch của TRẦN TRỌNG SAN,
Thơ Đường, quyển I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)
HƯỚNG DẪN DỌC THÊM
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ ?
Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu ?
Vì sao chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường ?
Học thuộc bài